Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//tin-tuc-su-kien/quoc-te/201211/23977-nhung-dieu-thu-vi-ve-the-thuc-bau-cu-tong-thong-my-394380/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//tin-tuc-su-kien/quoc-te/201211/23977-nhung-dieu-thu-vi-ve-the-thuc-bau-cu-tong-thong-my-394380/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Những điều thú vị về thể thức bầu cử Tổng thống Mỹ - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 06/11/2012, 07:15 [GMT+7]
23977

Những điều thú vị về thể thức bầu cử Tổng thống Mỹ

Cứ mỗi 4 năm, vào khoảng đầu tháng Một và kéo dài trong nhiều tháng sau đó, hàng loạt cuộc bầu cử sơ bộ đã được tuần tự tổ chức trên toàn nước Mỹ để từng đảng chính trị chọn ra người đại diện tranh chức Tổng thống trong cuộc bầu cử diễn ra vào tháng 11.
Cử tri Miami đi bỏ phiếu sớm trong cuộc bầu cử Tổng thống 2012 (Ảnh: AFP)

Ngày 6/11, toàn thể nước Mỹ đi bỏ phiếu để chọn một trong hai ứng cử viên, đương kim Tổng thống Barack Obama và cựu Thống đốc bang Massachusetts Mitt Romney, cho chiếc ghế Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ, đồng thời, chính thức khép lại sự kiện bầu cử kéo dài nhất, gây tốn kém nhất và có tiến trình phức tạp nhất trong lịch sử.

Tiến trình và thể thức tranh cử Tổng thống Mỹ có những luật lệ và nét đặc trưng rất riêng.

Theo Hiến pháp Mỹ, mọi người dân sinh ra trong lãnh thổ nước này đều có thể trở thành Tổng thống. Cho đến nay, trải qua hơn 200 năm kể từ ngày lập quốc, nước Mỹ đã có tổng cộng 44 đời Tổng thống được bầu chọn theo một thể thức tranh cử khá phức tạp.

Luật pháp Mỹ qui định cuộc bầu cử Tổng thống sẽ diễn ra 4 năm 1 lần, vào năm chẵn, trong ngày thứ Ba đầu tiên sau thứ Hai đầu tiên của tháng 11. Như vậy ngày bầu cử sớm nhất trong năm sẽ là ngày 2/11, muộn nhất là ngày 8/11. Cuộc bầu cử năm nay rơi vào thứ Ba, ngày 6/11. Trong xã hội hiện đại đó chỉ là một ngày ngẫu nhiên nhưng lại từng có rất nhiều ý nghĩa với nước Mỹ vào những năm 1800.

Tại sao cuộc bầu cử rơi vào ngày thứ Ba? Là bởi trước kia cử tri Mỹ thường đi cả ngày đường để đến địa điểm bỏ phiếu. Mặt khác, để tránh cho ngày bầu cử rơi vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ tôn giáo, Quốc hội Mỹ chọn ngày thứ Ba để cử tri dành ngày thứ Hai để đi đến địa điểm bỏ phiếu và ngày thứ Tư để trở về.

Và việc ấn định ngày bỏ phiếu vào ngày thứ Ba đầu tiên sau ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 11 không hề bị gián đoạn từ năm 1840 đến nay.

Thông thường, vào thời điểm người dân Mỹ đi bỏ phiếu bầu Tổng thống, danh sách ứng cử viên có thể sẽ có nhiều nhưng người ta thường chỉ quan tâm đến hai gương mặt đại diện cho hai chính đảng độc chiếm nền chính trị nước Mỹ là Đảng Cộng hòa và Dân chủ.

Trong kỳ bầu cử năm nay, ứng cử viên của Đảng Cộng hòa là cựu Thống đốc bang Massachusetts Mitt Romney, còn gương mặt của Đảng Dân chủ là đương kim Tổng thống Barack Obama. Ngoài ra, tham gia tranh cử còn có đại diện của một số đảng phái khác với những cái tên nghe rất lạ tai là Đảng Trà (Tea Party), đảng Xanh (Green Party), Đảng Cấm đoán (Prohibition Party) nhưng chẳng mấy khi họ được “ngó ngàng” tới.

Cách thức bầu chọn

Tổng thống và Phó Tổng thống là những quan chức đứng đầu cơ quan hành pháp của Chính phủ Liên bang, với nhiệm kỳ 4 năm. Tổng thống và Phó Tổng thống được bầu theo thể thức sau:

- Tổng thống và Phó Tổng thống được bầu bởi các đại cử tri (Elector) của các bang chứ không phải do người dân bầu trực tiếp.

- Mỗi bang sẽ cử ra một số đại cử tri bằng đúng tổng số Thượng nghị sỹ và Hạ nghị sỹ của bang, tuy nhiên sẽ không có một Thượng nghị sỹ, Hạ nghị sỹ hoặc một quan chức nào đang đảm nhiệm chức vụ có lợi tức được bầu làm đại cử tri.

- Các đại cử tri sẽ họp lại trong từng bang và bầu Tổng thống và Phó Tổng thống bằng lá phiếu của mình. Tổng thống và Phó Tổng thống không được là cư dân của cùng một bang.

- Có hai lá phiếu khác nhau: phiếu bầu Tổng thống và phiếu bầu Phó Tổng thống.

- Kết quả cuộc bầu cử sẽ được chuyển lên Chính phủ và trình lên Chủ tịch Thượng viện bằng hai bản - một bản là danh sách các ứng cử viên được bầu chọn vào chức vụ Tổng thống, với số phiếu bầu tương ứng; bản khác là danh sách ứng cử viên được bầu chọn chức Phó Tổng thống cùng số phiếu bầu tương ứng.

- Chủ tịch Thượng viện trước sự chứng kiến của Thượng viện và Hạ viện, sẽ mở tất cả các hồ sơ đã được chứng nhận và đem phiếu ra đếm. Người có số phiếu bầu cao nhất trong cuộc bầu cử Tổng thống và vượt quá 50% số phiếu của đại cử tri sẽ đắc cử Tổng thống.

Cử tri và đại cử tri

Điều đặc biệt trong luật bầu cử Tổng thống của Mỹ là các cử tri không trực tiếp bầu ra Tổng thống. Lá phiếu của họ, gọi là lá phiếu phổ thông chỉ có nhiệm vụ chọn ra đại cử tri cho bang của mình. Các đại cử tri tập hợp lại trong một cử tri đoàn của bang.

Ở Mỹ, bang California là bang đông dân nhất nước Mỹ, nên bang này có nhiều đại cử tri nhất: 55 đại cử tri, trong khi đó, có một số bang ít dân, chỉ có 3 đại cử tri. Toàn nước Mỹ có 538 đại cử tri, để trở thành Tổng thống, một ứng viên cần thu được 270 phiếu đại cử tri.

Trên thực tế, chế độ bầu cử qua đại cử tri có thể gây ra rắc rối. Các đại cử tri không bắt buộc phải bỏ phiếu cho ứng cử viên mà họ cam kết ủng hộ. Như vậy khi kết quả bầu cử quá sít sao ở bang nào đó, ứng cử viên kém thế phiếu hoàn toàn có thể tìm cách thuyết phục vài đại cử tri thay đổi ý kiến để bầu cho mình mà giành phần thắng.

Những người tán thành chế độ đại cử tri cho rằng chế độ này đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng quan hệ giữa các bang và bảo vệ được lợi ích của các bang nhỏ. Còn những người phản đối thì khẳng định, đó là một phương cách bầu cử không coi trọng nguyện vọng của đa số, trái với quá trình vận động tranh cử, và tiềm tàng khả năng gây ra các cuộc khủng hoảng thể chế nghiêm trọng.

Minh họa điển hình là trường hợp của cuộc bầu cử năm 2000, khi ông Bush chỉ đạt 50.459.211 phiếu phổ thông so với 51.003.894 phiếu phổ thông của ông Al Gore, nhưng ông Bush vẫn đắc cử vì ông thu được 271 phiếu đại cử tri, trong khi Al Gore chỉ có 266 phiếu (thua đúng 5 phiếu).

Lương và tiêu chuẩn chế độ của Tổng thống Mỹ

Trong nhiệm kỳ của mình, Tổng thống sẽ nhận được một khoản tiền lương cho công việc. Khoản tiền này sẽ được giữ cố định trong suốt nhiệm kỳ.

Trong lần họp đầu tiên, Quốc hội Mỹ đã quyết định trả lương cho Tổng thống Geoger Washington 25.000 USD/năm. Đây là số tiền khá lớn vào thời điểm đó. Nhưng ông Washington đã từ chối số tiền lương này vì ông là một người rất giàu có.

Hiện nay, lương của Tổng thống Mỹ là 400.000 USD/năm (chưa đóng thuế), trợ cấp chức vụ 50.000 USD/năm (không phải đóng thuế); trợ cấp du lịch 100.000 USD/năm và chi phi tiếp khách chính thức 19.000 USD/năm (cả hai khoản này cũng không phải chịu thuế).

Ngoài lương bổng, Tổng thống Mỹ còn được các tiêu chuẩn chế độ khác như:

- Nếu công du bằng máy bay: Tổng thống Mỹ có sẵn văn phòng trên 2 chuyên cơ Boeing 747 được thiết kế đặc biệt dành riêng.

Khi tiếp đãi các quan khách quan trọng nước ngoài, Tổng thống được sử dụng Trại David ở Mariland. Đây cũng là nơi gia đình Tổng thống có thể tới nghĩ dưỡng trong những kỳ nghỉ quan trọng hoặc chính thức trong năm.

Sau khi rời chức vụ, Tổng thống cùng gia đình được Cơ quan Mật vụ bảo vệ tối đa thêm 10 năm nữa. Quy định này được áp dụng kể từ thời Tổng thống George Bush. Trước đó, tất cả các cựu Tổng thống và gia đình của họ đều được bảo vệ cho tới khi Tổng thống qua đời.

Ngoài ra, sau khi rời chức vụ Tổng thống còn được nhận tiền lương hưu, một văn phòng làm việc và một ban nhân sự. Tiền lương hưu của các cựu Tổng thống đã được tăng nhiều lần thông qua sự chấp thuận của Quốc hội.

Nguồn: Chinhphu
.