Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//tin-tuc-su-kien/quoc-te/201209/22986-trung-nhat-lieu-cuoc-chien-co-xay-ra-395200/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//tin-tuc-su-kien/quoc-te/201209/22986-trung-nhat-lieu-cuoc-chien-co-xay-ra-395200/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Trung - Nhật: Liệu 'cuộc chiến' có xảy ra? - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Hai, 17/09/2012, 07:24 [GMT+7]
22986

Trung - Nhật: Liệu 'cuộc chiến' có xảy ra?

Với những gì đang diễn ra có thể thấy, so với những lần trước, căng thẳng giữa hai nước liên quan đến vấn đề tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đã được đẩy lên mức cao hơn rất nhiều. Nhưng liệu sẽ có một giọt nước tràn ly khiến mối quan hệ 40 năm này đổ vỡ?

 

Bằng cả khẩu chiến và hành động, Trung Quốc và Nhật Bản đang liên tục ra sức cảnh báo và đe dọa lẫn nhau, liên quan đến căng thẳng tranh chấp lãnh hải xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Tàu Hải giám Trung Quốc (trái) và tàu tuần duyên Nhật Bản "kèm" nhau gần quần đảo tranh chấp (Ảnh: Reuters)

Trong diễn biến mới nhất, Trung Quốc đã thể hiện thái độ của mình bằng các cuộc tập trận trên biển. Đó là cuộc tập trận đổ bộ lên đảo của Quân khu Nam Kinh và cuộc tập trận bắn đạn thật của Hạm đội biển Hoa Đông thuộc Quân Giải phóng Nhân dân trung Quốc.

Kể từ khi Chính phủ Nhật Bản mua lại 3/5 hòn đảo thuộc quần đảo tranh chấp, rất nhiều thông tin về các cuộc tập trận đã tràn ngập trên các phương tiện truyền thông.

Trước đó cuối tuần qua, Trung Quốc còn điều 6 tàu hải giám đến vùng biển tranh chấp. Bắc Kinh khẳng định rõ ràng, việc này là nhằm tuần tra và thực thi luật pháp, chứng tỏ quyền tài phán của Trung Quốc với các đảo này.

Sau đó, “chuyến viếng thăm” này đã khiến tàu thuyền hai bên có cuộc chạm trán đầy căng thẳng với nhiều lời cảnh báo lẫn nhau.

Trong một động thái mới nhất nhằm khẳng định chủ quyền, Cục Hải Dương Trung Quốc vừa công bố tọa độ đảo Senkaku/Điếu Ngư và một số đảo lân cận. Trước đó, đại diện thường trực của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc Lý Bảo Đông đã gặp Tổng thư ký Liên Hợp quốc Ban ki-moon và chuyển giao bản tọa độ này.

Động thái này cũng có nghĩa Trung Quốc đang gửi đi thông điệp rằng, Bắc Kinh không còn muốn khai thác tài nguyên chung với Nhật Bản thông qua đàm phán như thời gian vừa qua, mà muốn có sự phân ranh giới lãnh hải rõ ràng.

Có thể nói rằng, cơn giận dữ của Trung Quốc đối với việc quốc hữu hóa đảo tranh chấp của Nhật Bản đang ngày càng tăng nhiệt. Nhìn lại, từ sự việc nhóm các nhà hoạt động Trung Quốc hồi giữa tháng 8 đổ bộ lên quần đảo tranh chấp cắm cờ với mục đích “khẳng định chủ quyền” đã tạo ra một chuỗi căng thẳng ngày càng bị đẩy lên cao.

Như vậy, chỉ vì một sự việc “không mong muốn”, chính phủ hai nước đã bị rơi vào tình thế nan giải, tiến thoái lưỡng nan. Rõ ràng, trong điều kiện hiện nay, cả Tokyo và Bắc Kinh nhận thấy rõ là: Dừng thì không thể mà tiến thêm nữa thì chỉ có hại cho cả hai bên.

Có thể lý giải: Nếu dừng lại các động thái uy hiếp, răn đe và nhượng bộ nhau thì cả Bắc Kinh và Tokyo sẽ bị cho là “yếu thế” trước đối phương. Điều này dẫn tới các làn sóng biểu tình, phản đối của người dân hai nước tất yếu sẽ bùng phát, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự trong nước.

Đây cũng chính là điểm trừ cho hai chính phủ đang trong giai đoạn chuẩn bị chuyển giao nhạy cảm. Đây là điều mà cả hai không hề mong muốn.

Ở phương án thứ hai, đẩy căng hơn nữa những mâu thuẫn hiện nay, rõ ràng, cả Bắc Kinh và Tokyo đều không muốn phải dành sự bận tâm quá lớn vào các vấn đề đối ngoại trong khi nội bộ cũng đang bộn bề công việc cần giải quyết.

Bên cạnh đó, điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến những lĩnh vực quan hệ song phương có lợi cho cả Trung Quốc và Nhật Bản, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế.

Về phía Nhật Bản, rất có thể, Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế chính thức với Nhật Bản.

Có nghĩa là sự cứng rắn của Trung Quốc sẽ không chỉ đơn giản là ngừng sản xuất đất hiếm sang Nhật Bản như hồi năm 2010.

Còn về phía Trung Quốc, lợi ích kinh tế không phải là sẽ kém thiệt hại hơn. Bởi gần đây, rất nhiều các công ty Nhật Bản đang tăng cường đầu tư vào Trung Quốc, nếu Bắc Kinh làm căng sẽ khiến các công ty này nản lòng do sợ rủi ro cao.

Như thế, cả Trung Quốc và Nhật Bản đang ở trong tình thế khó xử, đòi hỏi sự khéo léo xử trí của cả hai bên, để làm sao sợi dây quan hệ “có căng nhưng không đứt”


Nguồn: VOV
.