Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//tin-tuc-su-kien/quoc-te/201205/20064-tim-thay-xac-sieu-may-bay-nga-397479/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//tin-tuc-su-kien/quoc-te/201205/20064-tim-thay-xac-sieu-may-bay-nga-397479/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Tìm thấy xác siêu máy bay Nga - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 10/05/2012, 10:34 [GMT+7]
20064

Tìm thấy xác siêu máy bay Nga

 
Bấm Play để xem video lực lượng cứu hộ tiếp cận hiện trường. Nguồn: 1tv

Theo Ali Umri Lubis - người phát ngôn của căn cứ không quân quân sự của Indonesia, máy bay được tìm thấy ở tọa độ: 06.42.61.3 S 106.44.41.2 Е.

Khu vực này ở Cijeruk, núi Salak, gần thành phố Bogor, ở tây Java.

Gagah Prakoso - người phát ngôn của Cơ quan Tìm kiếm Cứu nạn Quốc gia Indonesia, "không có dấu hiệu của bất kỳ hành khách nào".

Một chiếc trực thăng tìm kiếm đã nhìn thấy mảnh vỡ của chiếc Superjet 100 bên vách núi Salak. Hiện chưa có bất kỳ thông tin gì về số phận những người trên máy bay, chủ yếu là doanh nhân Indonesia, các quan chức sứ quán Nga và nhà báo.

 
Các mảnh vỡ của máy bay trên núi Salak, gần thành phố Bogor

 Dimitry Solodov, từ sứ quán Nga tại Indonesia cho biết, trên máy bay có 8 người Nga, bao gồm cả phi công và nhân viên kỹ thuật.

Hành khách trên máy bay gồm các doanh nhân Indonesia, một số quan chức ngoại giao Nga và các nhà báo.

Suốt đêm qua, các hoạt động tìm kiếm cứu nạn đã được triển khai nhờ 5 máy bay trực thăng của Indonesia.

Điều kiện tìm kiếm về đêm, trời mưa và mây mùa quanh khu vực vùng núi đã hạn chế tới công việc lần theo dấu vết máy bay bay mất tích trên tọa độ mà máy bay được xác định lần cuối cùng.

Theo các nhà ngoại giao Nga, chiếc máy bay mất liên lạc khi bay qua khu vực đông Java. Việc tìm kiếm được khoanh lại tại vùng núi Salak – khu vực núi lửa cao trên 2.100m và cách sân bay 5km.
Mô tả của blogger người Nga về đường bay của máy bay trước khi rơi

Bộ Giao thông Indonesia trước đó vẫn coi đây là một vụ ‘mất tích’ và chưa xác nhận thông tin máy bay bị rơi.

Báo cáo mới nhất cho thấy các điện thoại của một số hành khách trên máy bay vẫn còn hoạt động. Một hành khách đồng thời là blogger Sergey Dolya đã ở trên chuyến bay đầu tiên của chiếc máy bay này nhắn tin trên mạng Twitter rằng anh đã cố gọi cho hai người bạn Nga trong suốt nhiều giờ.

“Có lúc các cuộc gọi được truyền đi, có lúc bị từ chối. Nhưng không ai nghe máy. Những người ở đây không biết làm cách nào để xác định vị trí của điện thoại” – tin nhắn của Dolya trên Twitter.

Trước đó, giám đốc tạp chí Hàng không Angkasa cho biết ông đã gọi điện cho hai nhân viên trên chiếc máy bay mất tích, nhưng không ai nghe máy, mặc dù vẫn có thể nghe thấy ‘chuông nhạc chờ’.

Chiếc máy bay phản lực siêu thanh này đã mất tích 20 phút sau khi tiến hành chuyến bay trình diễn và không trở lại sân bay theo đúng thời gian hạ cánh. Vào thời điểm đó, nhiên liệu trên máy bay dự kiến đã sử dụng hết.
Ngay khi có thông tin về vụ mất tích, Thủ tướng Dmitry Medvedev đã yêu cầu Bộ Công nghiệp, Bộ Ngoại giao và nhà sản xuất máy bay thành lập tổ điều tra để xử lý vụ việc.

Máy bay mất tích trong lần trình diễn thứ hai, còn chuyến bay đầu tiên đã thực hiện thành công ngay trước đó. Trước khi tiến hành lần bay sau, công việc kiểm tra máy bay không phát hiện thấy có vấn đề gì bất ổn.

Hiện tại đội cứu hộ cho rằng máy bay có thể đã đâm vào núi (có độ cao trên 2.100m).

Theo Dolya mô tả lại trên bản đồ, có vẻ như máy bay đã bay một vòng quanh ngọn núi cao, rồi đột nhiên chuyển hướng và hạ độ cao ở một điểm gần với khu vực mất tích.

Tọa độ máy bay rơi và số hành khách trên máy bay. Đồ họa: RIA

Phi công Magomed Tolbev – người thường có các chuyến bay tại đây – cho biết: Khu vực máy bay được cho là đã mất tích là một nơi có địa hình hiểm trở ở Jakarta. “Ở đó có một ngọn núi cao trên 2000m, và nó rất khó”. “Phi công chắc chắn phải nhìn thấy ngọn núi vì máy bay rất hiện đại. Nó được trang bị mọi thiết bị hàng không tối tân nhất”.

Phi công Martin Medic cũng đồng tình rằng các hệ thống cảnh báo chắc chắn đã cảnh báo phi hành đoàn trong một khoảng thời gian đủ để ‘tranh mọi sự va chạm với mặt đất’.

Tuy nhiên, các nhà chức trách hàng không của Indonesia không loại trừ khả năng máy bay bị không tặc. Họ nói rằng trong trường hợp máy bay rơi, đèn hiệu khẩn cấp phải được phát ra ngay lập tức, nhưng đằng này, điều đó đã không xảy ra.

Nhưng Chris Yates – một chuyên gia hàng không – bác bỏ khả năng không tặc vì trong trường hợp đó, một số ‘đốm sáng trên màn hình rada” đã phải chỉ ra nơi máy bay đang ở đâu.

Trong khi đó, David Learmount – một người từng làm cho website Flightglobal – đề cập tới việc có rất nhiều vụ máy bay xảy ra chỉ vì nó đã ‘thể hiện vượt quá giới hạn cho phép’.

“Đó là chuyến bay trình diễn” – Learmount nói. “Đôi khi phi công hoặc phi hành đoàn cố ý đẩy chiếc máy bay tới hạn của nó. Và họ làm điều này khi mà chiếc máy bay đã rất gần với mặt đất. Những chuyến bay trình diễn hay xảy ra chuyện này. Đôi khi họ đẩy đi quá xa so với giới hạn. Và điều đó cũng có thể đã xảy ra”.

Trong khi đó, các nhân chứng sống gần núi Salak cho biết họ nghe và nhìn thấy chiếc máy bay SSJ-100 này gần Công viên Quốc gia Gunung Halimun Salak. Cho đến lúc này, các nhà chức trách vẫn không thể định vị chiếc máy bay đang ở đâu.

T.H
.