Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//tin-tuc-su-kien/quoc-te/201205/19908-phat-hien-dau-vet-mau-o-nguoi-bang-oetzi-397624/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//tin-tuc-su-kien/quoc-te/201205/19908-phat-hien-dau-vet-mau-o-nguoi-bang-oetzi-397624/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Phát hiện dấu vết máu ở “người băng” Oetzi - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 03/05/2012, 07:10 [GMT+7]
19908

Phát hiện dấu vết máu ở “người băng” Oetzi

Bấm Play để xem video. Nguồn: Reuters
 
Theo các nhà khoa học, các tế bào máu đỏ được phát hiện trong những vết thương và là những dấu vết máu lâu đời nhất mà con người tìm thấy.
“Người băng” Oetzi là thi thể của thợ săn bị giết chết cách đây 5.300 năm ở dãy núi Alps của Ý. Xác ướp này đã được phát hiện bởi các nhà leo núi của Đức vào năm 1991 trên sông băng. Thi thể cho thấy ông đã bị giết bởi một mũi tên ở phía sau trong khi leo lên một ngọn núi.
 
Từ khi phát hiện được xác ướp, các nhà khoa học không thu được nhiều dữ liệu. Gần đây, họ sử dụng một kính hiển vi nguyên tử để kiểm tra những mô từ hai vết thương gây ra bởi mũi tên chết người và một từ vết rách ở tay. Phát hiện của họ đã thay đổi lý thuyết đằng sau cái chết của người băng. Ban đầu nó được cho là thợ săn này bị chảy máu tới chết trong khoảng thời gian của 1 ngày. Nhưng sự hiện diện của fibrin (một loại protein liên quan đến đông máu phân hủy nhanh chóng) trong vết thương cho thấy cái chết đến nhanh chóng.
 
Các nhà khoa học nói rằng các mẫu tế bào màu đỏ là đáng kể tương tự như các tế bào hình bánh rán được tìm thấy ở những người khỏe mạnh ngày nay. “Người băng” Oetzi là người có mái tóc nâu và nhóm máu O, được xác định qua đời lúc khoảng 45 tuổi. Đầu năm nay, các nhà nghiên cứu đã lập trình toàn bộ bộ gen và xác định ông đã có một dấu hiệu của bệnh tim mạch. Ông cũng có đôi mắt màu nâu cho thấy có thể có nguồn gốc từ Trung Đông. 

Bình Nguyên (Nguồn: Reuters)
.