Phóng sự

Nước mắt trên sông Chảy

15:05, 14/12/2017 (GMT+7)
TIN LIÊN QUAN
Nhiều năm nay, hoạt động khai thác cát trên sông Chảy khu vực chảy qua xã Phong Phú và Phương Trung (huyện Đoan Hùng, Phú Thọ) khiến hàng nghìn m² đất màu bị nước cuốn trôi.
 
Đặc biệt hơn, tại địa phận xã Phong Phú, nước đã xâm lấn vào tận nghĩa trang của nhân dân, cuốn cả mồ mả khiến bà con vô cùng phẫn nộ. Sau nhiều phản ánh tới cơ quan có thẩm quyền đều không được giải quyết, gần đây, bà con đã dựng lều, lán, dùng gạch đá thay phiên nhau xua đuổi tàu cát. Tuy nhiên đó chỉ là những phản ứng bột phát của nhân dân. Để ổn định đời sống cần phải có biện pháp cứng rắn hơn của chính quyền cấp trên.
Nhiều năm nay, hoạt động khai thác cát trên sông Chảy khu vực chảy qua xã Phong Phú và Phương Trung (huyện Đoan Hùng, Phú Thọ) khiến hàng nghìn m² đất màu bị nước cuốn trôi.
Nhiều năm nay, hoạt động khai thác cát trên sông Chảy khu vực chảy qua xã Phong Phú và Phương Trung (huyện Đoan Hùng, Phú Thọ) khiến hàng nghìn m² đất màu bị nước cuốn trôi.
Chạy mộ vì sợ mất
 
Nhiều năm nay, hiện tượng khai thác cát trên sông Chảy khu vực xã Phong Phú khiến bà con vô cùng bức xúc. Thực trạng này khiến rất nhiều diện tích đất màu bị sạt lở, đặc biệt khu vực nghĩa trang nhân dân cũng đang đặt vào tình trạng báo động. Trước kia, khu vực chôn cất của nhân dân cách bờ sông khoảng 50 – 60 mét, tuy nhiên gần đây do nạn khai thác cát khu vực này chỉ còn cách bờ sông chừng 10 mét. Thực tế, đã từng có ngôi mộ bị nước sông cuốn trôi mất tích. Chính vì thế, nhiều năm nay, nỗi lo mất mộ luôn là điều canh cánh với mỗi người dân của xã Phong Phú. 
 
Ba năm trước, gia đình chị Trần Thị Thanh (31 tuổi, khu 1, xã Phong Phú) đã rơi vào cảnh cực chẳng đã khi mà chị phải bốc mộ mẹ (bà Trần Thị Tròn – SN 1951) khi mới chôn cất được 7 tháng. Mẹ con chị Thanh có hoàn cảnh đặc biệt, bà Tròn vốn mắc bệnh tim bẩm sinh, vì vậy bà không lấy được chồng vì mọi người sợ “rước con bệnh về nhà”. Mãi đến khi 35 tuổi, bà Tròn đã “xin” người đàn ông lạ mặt được một người con để nương tựa tuổi già, đó là chị Thanh bây giờ. 
 
Bà Tròn làm đủ thứ nghề những mong nuôi người con duy nhất khôn lớn. Khi chị Thanh xây dựng gia đình riêng, để tiện chăm sóc cho mẹ, chồng chị cũng đồng ý về ở cùng tại ngôi nhà cấp 4 tềnh toàng của mẹ vợ. Thế rồi, sau cơn đau tim đột ngột, bà Tròn qua đời vào tháng 4/2014. Bà Tròn được chôn cất ở bãi Soi Sét bên cạnh bờ sông Chảy – nơi mà những người quá cố khác trong xã đều được an táng. 
 
Chị Thanh rưng rưng kể lại: “Theo như phong tục thì phải quá 3 năm mới được cải táng. Ai ngờ mẹ tôi chưa đủ giỗ đầu đã phải khai quật lên vì sợ nước cuốn trôi. Lúc chúng tôi quyết định chuyển mộ mẹ đi là do sạt lở nhiều quá, nếu không chuyển đi thì sợ nước cuốn trôi mất mộ mẹ. Lúc khai quật lên, mẹ tôi vẫn chưa tiêu hủy hết, dù sự việc đã 3 năm nhưng đến giờ tôi vẫn còn ám ảnh, thương mẹ lắm. Nhìn cảnh da thịt mẹ còn chưa tiêu hết… tôi đau xót tận tim gan. Có lẽ đây là nỗi đau, hối hận nhất trong cuộc đời tôi, nhưng không làm vậy không được vì nếu để vậy, mộ mẹ sẽ bị nước cuốn trôi mất”.
 
Cùng chung cảnh ngộ với gia đình chị Thanh, bà Phạm Thị Bảo (67 tuổi) cũng phải cải táng cho mẹ chồng (cụ Lê Thị Hội, mất năm 2013) khi mới chôn cất được 14 tháng. Bà Bảo cho hay, thời điểm đó những gia đình có mộ người thân ở khu vực bãi Soi Sét đều rất lo lắng, lòng lúc nào cũng như lửa đốt. 
 
Dù biết phải qua 3 năm mới được cải táng để phù hợp với phong tục người Việt nhưng vì không còn lựa chọn nào khác. Năm đó nước lũ đổ về rất lớn, cuốn phăng đi nhiều đất canh tác của nhân dân trong xã. 
 
“Thực lòng chúng tôi quá lo lắng, nhìn những vạt đất bị cuốn trôi mà lòng không yên. Dù mẹ chồng mới chôn cất được 14 tháng nhưng gia đình vẫn quyết định cải táng. Cũng may là cụ nhà tôi cũng tương đối sạch vì có ổ mối. Tôi nghĩ việc sạt lở này lúc nào cũng có thể xảy ra vì tình trạng khai thác cát của một số công ty đã làm thay đổi dòng chảy, hàng năm cứ ăn sâu vào đất bãi”.
Bà Bảo day dứt phải chuyển mộ của mẹ chồng khi mới chôn được 1 năm.
Bà Bảo day dứt phải chuyển mộ của mẹ chồng khi mới chôn được 1 năm.
Sạt lở là do hút cát?
 
Theo phản ánh của người dân, nghĩa trang bên sông Chảy có từ trước năm 1945, ở đây có hàng trăm ngôi mộ của thôn 1 và thôn 2 của xã Phong Phú. Những năm trước khi có hiện tượng khai thác cát, nghĩa trang này cách xa bờ sông tuy nhiên gần đây bị sạt lở và cách mép sông không xa, nhiều chỗ đã phạm vào nghĩa trang. 
 
Ông Trần Xuân Niên (một vị cao niên trong làng) cho hay: “Mấy năm nay đã có nhiều ngôi mộ bị cuốn đi rồi, xót xa nhất là phần mộ của bố mẹ liệt sĩ Trần Văn Hào, giờ trôi đi đâu cũng không biết nữa. Nếu cứ để họ về đây khai thác cát thì không chỉ mộ mà toàn bộ đất canh tác, nhà cửa cũng bị nước cuốn đi sạch”.
 
Ngày 4-12, chính quyền xã Phong Phú đã phải làm thủ tục tâm linh và đưa 6 ngôi mộ vô chủ ở nghĩa trang địa phương vào bên trong để cải táng vì có nguy cơ trôi xuống sông. Ông Bùi Hồng Chương, Chủ tịch UBND xã Phong Phú thừa nhận việc sạt lở bờ sông đã ăn vào nghĩa trang nhân dân của xã, một phần là do hoạt động khai thác cát. Tuy nhiên việc các hộ di chuyển mộ vào năm 2014 là do lo sợ sạt lở nên tự di chuyển. 
Những ngôi mộ vô chủ được chuyển vào khu vực an toàn.
Những ngôi mộ vô chủ được chuyển vào khu vực an toàn.
Còn ông Nguyễn Khắc Chung, Chủ tịch UBND xã Phương Trung - xã giáp ranh với xã Phong Phú cho hay, trên địa bàn 2 xã có 2 công ty khai thác cát được UBND tỉnh Phú Thọ cấp phép hoạt động đó là Công ty Phúc Thịnh và Công ty TNHH Khai thác khoáng sản Hưng Thịnh. Việc sạt lở là do nhiều nguyên nhân, tuy nhiên theo quan sát bằng mắt thường thì ai cũng thấy việc khai thác cát là một trong những nguyên nhân.
 
Theo quan sát của chúng tôi, dọc hai bên bờ sông của 2 xã này đã bị sạt lở nghiêm trọng. Theo tính toán của người dân thì đã có hàng nghìn m² đất mầu bị cuốn theo dòng sông Chảy. Sự việc này người dân đã nhiều lần có đơn từ, ý kiến với chính quyền địa phương, các cấp lãnh đạo cấp trên trong một số cuộc tiếp xúc cử tri nhưng đến nay vẫn không thay đổi. 
 
Bà Phạm Thị Phẩm chỉ về khu ruộng nhà mình (thôn 3, xã Phương Trung) bức xúc nói: “Nhà tôi có 2 sào ruộng ở đây, nhưng bây giờ đã chìm hết dưới sông rồi. Cả nhà có 4 sào ruộng để trồng bưởi, trồng ngô bây giờ mất 2 sào rồi. Chúng tôi đã phán ảnh rất nhiều rồi nhưng chính quyền chẳng có trả lời gì cả, cũng không biết có được bồi thường hay không. Nhà nào mất thì nhà đó thiệt thôi”.
 
Không chỉ xảy ra tình trạng sạt lở, mất đất mà ở đây còn ảnh hưởng đến cả nguồn nước tưới tiêu. Nguyên nhân là do một chiếc trạm bơm của xã cũng bị cuốn trôi, kéo theo cả một vùng lớn diện tích lúa của xã rơi vào tình trạng thiếu nước nghiêm trọng. Người dân tại hai xã cho hay, theo mốc giới, khu vực khai thác cát phải cách mốc giới là 120m, tuy nhiên các công ty vẫn ngang nhiên đưa máy sát với bờ để tận thu. 
 
“Tôi là đảng viên, trong các cuộc tiếp xúc cử tri của lãnh đạo huyện và tỉnh, chúng tôi đã có ý kiến về hoạt động khai thác cát ngoài mốc giới ảnh hưởng đến nghĩa trang và ruộng của người dân. Không hiểu sao, sự việc không những không được giải quyết mà còn có những hậu quả nghiêm trọng hơn. Khi thấy chúng tôi chống trả, xua đuổi thì họ cho tàu đi xa, khi không có người dân họ lại kéo tàu vào. Tôi không hiểu vì lý do gì mà họ lộng hành đến vậy, để bảo vệ đất, bảo vệ mồ mả, chúng tôi quyết không cho tàu vào gần bờ để hút cát” – ông Đỗ Xuân Đài (thôn 1, xã Phong Phú) cho hay.
 
Khi những bức xúc không được giải quyết thì việc bà con của hai xã Phong Phú và Phương Trung có phản ứng là việc tất yếu. Gần đây người dân của hai xã đã chuẩn bị gạch đá, súng cao su, dựng lều lán để xua đuổi tàu cát tránh xa bờ ruộng. Khi người dân ra nói chuyện với những người trên tàu cát thì bị họ phản ứng rất hung hăng, thách thức. 
 
“Để an toàn, chúng tôi đã tập hợp mọi người, dùng gạch đá, súng cao su chống trả tàu cát, bọn chúng mới chịu đưa tàu đi. Chúng tôi đã phải dựng cả lều, lán để cắt cử nhau ra đây trông nom. Nếu không có người, chúng lại đưa tàu vào tận gần bờ” – ông Thê nói. 

Nguồn: Phong Anh/CAND

Các tin khác