Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/dien-dan-phap-luat/201609/han-che-khieu-nai-to-cao-keo-dai-phai-thao-ngoi-no-tu-noi-phat-sinh-701434/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/dien-dan-phap-luat/201609/han-che-khieu-nai-to-cao-keo-dai-phai-thao-ngoi-no-tu-noi-phat-sinh-701434/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Phải 'tháo ngòi nổ' từ nơi phát sinh - Báo Công An Nghệ An điện tử
.
Thứ Năm, 29/09/2016, 10:09 [GMT+7]
Hạn chế khiếu nại, tố cáo kéo dài

Phải 'tháo ngòi nổ' từ nơi phát sinh

(Congannghean.vn)-Trong những năm qua, công tác giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo của công dân đã được các cấp chính quyền và cơ quan chức năng của tỉnh quan tâm thực hiện đạt nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều trường hợp khiếu nại, tố cáo vượt cấp, kéo dài. Thiết nghĩ, để hạn chế tối đa tình trạng trên, các cấp chính quyền, ban, ngành phải chung tay “tháo ngòi nổ” từ nơi phát sinh, tránh để điểm “nóng” lan rộng.

Tăng cường tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo từ cơ sở sẽ hạn chế các vụ khiếu kiện đông người, kéo dài
Tăng cường tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo từ cơ sở sẽ hạn chế các vụ khiếu kiện đông người, kéo dài

Nhiều vụ kiện chưa hồi kết

Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp, ngành, công tác tiếp công dân, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, số vụ việc phức tạp, tồn đọng, kéo dài vẫn còn nhiều.

Trong đó đáng lưu ý là việc người dân mang đơn đến các cơ quan chức năng để khiếu nại các quyết định của cơ quan thi hành pháp luật và chính quyền một số địa phương. Một số vụ việc dù đã có phán quyết rõ ràng, đúng quy định của pháp luật nhưng người dân vẫn không thừa nhận vì tin rằng lý lẽ của mình là đúng. Bởi vậy, họ chuyển từ khiếu nại sang tố cáo và nhiều lần “gõ cửa” các cơ quan công quyền để “đòi công lý”.

Theo báo cáo từ Thanh tra tỉnh, năm 2015 và quý I/2016, tổng số đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh phát sinh trên địa bàn toàn tỉnh là 8.948 đơn; với 14 vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài. Trong đó năm 2015, các cơ quan liên quan của tỉnh đã tiếp 6.523 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo và kiến nghị, phản ánh; tăng 15,8% so với năm trước.

Tăng cường đối thoại, phổ biến pháp luật

6 tháng đầu năm 2016, toàn tỉnh giải quyết được 104/106 vụ việc khiếu nại phát sinh thuộc thẩm quyền, 51/59 vụ việc tố cáo; đạt tỉ lệ tương ứng là 89,7% và 86,4%. Trong đó, về giải quyết khiếu nại, số vụ việc khiếu nại đúng và có đúng, có sai chiếm tỉ lệ không lớn (tương ứng 7,7% và 9,6%). Về giải quyết tố cáo, số vụ việc tố cáo đúng và có đúng, có sai cũng không đáng kể (tương ứng 15,7% và 31,4%). Điều đáng lưu tâm là số vụ khiếu nại, tố cáo sai không hề nhỏ (tương ứng 82,7% và 52,9%). Theo thống kê của Thanh tra tỉnh: Tỉ lệ đơn thư khiếu nại, tố cáo sai hàng năm chiếm khoảng 60 - 80%. Tuy nhiên, trên thực tế có rất ít trường hợp đối tượng khiếu nại, tố cáo sai bị xử lý.

Những con số “tĩnh” này phản ánh thực tế: Nhận thức, hiểu biết về pháp luật của nhiều người dân còn hạn chế, chưa đầy đủ; trong đó có nhiều trường hợp cố tình khiếu nại, tố cáo sai xuất phát từ mục đích, ý đồ cá nhân…

Trên thực tế, việc người dân khiếu nại, tố cáo sai không chỉ gây lãng phí thời gian, tiền của, công sức của các cơ quan liên quan mà còn tác động không nhỏ đến uy tín, danh dự của một số tổ chức, cá nhân là nạn nhân và cả của chính người khiếu nại, tố cáo.

Tuy nhiên, việc xử lý những sự việc  trên chỉ dừng lại ở góc độ góp ý, rút kinh nghiệm; trong khi hiện cũng chưa có cơ chế xử lý cụ thể, rõ ràng hay nghị định riêng về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo.

Như vậy, có thể thấy, nhận thức pháp luật còn hạn chế của nhiều người và hình thức xử lý chưa đủ sức răn đe là hai nguyên nhân chính dẫn đến thực tế “cố hữu” là số vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, vượt cấp, kéo dài chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”.

Xuất phát từ thực trạng trên, yêu cầu cấp thiết đặt ra là cần thực hiện tốt việc đổi mới phương thức và tăng cường hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nhất là việc triển khai đề án “Tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn”.

Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền địa phương cơ sở cần chú trọng tới việc củng cố đội ngũ tuyên truyền viên, hòa giải viên nhằm góp phần xây dựng mối đoàn kết trong cộng đồng dân cư, giảm tình trạng vi phạm pháp luật và đơn thư khiếu kiện vượt cấp. Đặc biệt, việc nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ phân loại và xử lý đơn thư của cán bộ tiếp dân khi thụ lý đơn thư khiếu nại, tố cáo đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân và các tổ chức, cá nhân.

.

Hồng Hạnh

.