Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201702/ma-tuy-da-tan-cong-vao-cac-vung-nong-thon-725227/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201702/ma-tuy-da-tan-cong-vao-cac-vung-nong-thon-725227/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Ma tuý đá 'tấn công' vào các vùng nông thôn - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 28/02/2017, 08:27 [GMT+7]

Ma tuý đá 'tấn công' vào các vùng nông thôn

Tình hình tội phạm và tệ nạn ma tuý đang diễn biến ngày càng phức tạp, đặc biệt là tình trạng buôn bán và sử dụng ma tuý “đá”. Không chỉ dành cho các dân chơi ở thành phố, “hàng đá” đã tràn về các vùng nông thôn, len lỏi vào các ngõ ngách của làng quê, trở thành nỗi lo lắng, “gặm nhấm” cuộc sống yên bình sau lũy tre làng.

Đại tá Phạm Văn Chình, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý
Đại tá Phạm Văn Chình, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý
Phóng viên đã có cuộc trao đổi với Đại tá Phạm Văn Chình, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý (C47, Bộ Công an) để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
 
PV: Xin ông cho biết nguyên nhân nào khiến giới trẻ nông thôn sa vào nghiện ngập?
 
Trước hết là do nhiều người, nhất là thanh thiếu niên chưa nhận thức hết được sự nguy hại của ma tuý. Không ít người mắc nghiện chỉ vì tò mò muốn thử một lần cho biết, đến khi biết mình nghiện thì đã muộn.
 
Hơn nữa, nhiều gia đình do cha mẹ thiếu sự quan tâm, quản lý để con cái sa đà vào các tệ nạn xã hội, tệ nạn ma tuý. Cá biệt, có trường hợp biết con em mắc nghiện nhưng gia đình vẫn cố tình bao che, gây khó khăn cho địa phương trong việc ngăn chặn, xử lý. Mặt khác, do nhiều người ở khu vực nông thôn phải thường xuyên đi làm ăn xa, nhiều người trong số đó đã mắc nghiện ma tuý… Đây chính là những yếu tố để ma tuý và những tệ nạn xã hội khác xâm nhập vào địa bàn nông thôn.
 
PV: Những năm gần đây, một bộ phận thanh thiếu niên ở nông thôn đã tìm đến ma túy đá, một chất gây nghiện cực mạnh. Vậy tại sao lại là ma tuý "đá", thưa ông?
 
Trong những năm qua, do xu hướng và áp lực của ma tuý tổng hợp (MTTH) trên thế giới tác động vào Việt Nam nên MTTH nói chung, ma tuý “đá” nói riêng không ngừng gia tăng.
 
MTTH dần thay thế ma tuý tự nhiên như heroin, thuốc phiện,…vì những loại này phải trải qua quá trình gieo trồng, canh tác, điều chế lâu dài mới thành phẩm. Trong khi đó, MTTH dễ sản xuất, vận chuyển, mua bán và sử dụng.
 
Có thể khẳng định, hiện nay, ma tuý “đá” đã tràn về tất cả các huyện. Gần đây, cơ quan chức năng các địa phương đã liên tiếp bắt giữ nhiều vụ mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép ma túy “đá” ở các vùng nông thôn. Tội phạm ma túy đá có xu hướng chuyển dịch về vùng nông thôn vì khó bị phát hiện hơn. Nhiều thanh niên cho rằng dùng “đá” là sành điệu, “lên tiên” nên thường rủ rê, lôi kéo nhau sử dụng ma tuý "đá" mà không lường hết được tác hại của nó.
 
Các đối tượng nghiện ma túy "đá" thường làm ở các khu công nghiệp. Sau đó, chúng về địa phương lôi kéo bạn bè cùng tham gia. Đây là hệ lụy đáng lo và rất cần có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn tệ nạn này ngay từ đầu.
 
PV: Sự lây lan và gia tăng của tệ nạn ma túy ở địa bàn nông thôn kéo theo những hệ luỵ nào, thưa ông? Đặc biệt là tác hại của ma tuý "đá"?
 
Hầu hết, những đối tượng sử dụng đều là những người có tuổi đời còn trẻ, nhưng vì phút nông nổi muốn thể hiện mình đã phải trả một giá đắt khi vướng vào “hàng đá”, khiến thân thể suy kiệt, tiền bạc tiêu tan và gia đình tan nát…
 
Ngoài ra, tệ nạn ma túy còn là mầm mống các loại tội phạm nguy hiểm khác. Sự gia tăng của tệ nạn ma túy, đặc biệt là ở địa bàn nông thôn kéo theo những phức tạp về trật tự an toàn xã hội, phá vỡ sự yên bình của người dân và là một trong những nguyên nhân tăng một số loại án hình sự và hoạt động phạm tội như: trộm cắp, cướp giật, lừa đảo chiếm đoạt tài sản… Qua các vụ việc cho thấy, tội phạm hình sự có khoảng 70% là đối tượng có liên quan đến ma túy. Trong số những đối tượng có hành vi cướp giật, có khoảng 95% là người nghiện.
 
Đặc biệt, những đối tượng khi dùng ma tuý “đá” sẽ phải chịu tác động đến hệ thần kinh, gây ảo giác, hoang tưởng, không làm chủ được hành vi, nên dễ gây ra những hành động như sợ hãi, hằn thù, kích động, mất kiểm soát hành vi, chém giết cả những người thân... Điển hình như thời gian gần đây, một số đối tượng sau khi sử dụng ma tuý “đá” đã gây nên những thảm án đau lòng.
 
PV: Tội phạm và tệ nạn ma tuý tại vùng nông thôn đang nóng lên và đáng báo động. Theo ông, cần có biện pháp gì để ngăn chặn?
 
Tình hình ma túy tại địa bàn nông thôn tiềm ẩn diễn biến phức tạp. Ở những huyện “nóng” về ma tuý, có thể có đến 200-300 người nghiện, trong khi đó, lực lượng cảnh sát ma tuý tại các huyện rất mỏng, chỉ khoảng 2-5 cán bộ chiến sĩ. Đây là một trong những khó khăn trong công tác phòng, chống ma tuý tại các vùng nông thôn.
 
Bên cạnh đó, đáng báo động là đối tượng sử dụng ma tuý “đá” ngày càng trẻ, phần lớn ở lứa tuổi thanh thiếu niên (13-25 tuổi), trong đó có cả học sinh.
 
Theo tôi, để chủ động phòng ngừa, kịp thời ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với loại tội phạm này, lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy thực hiện tốt công tác nắm tình hình, quản lý chặt số đối tượng có tiền án, tiền sự hoặc nghi vấn có liên quan đến hoạt động của tội phạm và tệ nạn ma túy.
 
Cùng với sự đấu tranh quyết liệt của các lực lượng chức năng, các ngành, các cấp cần phải tích cực vào cuộc, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục để mọi người, mọi nhà, nhất là thanh niên nhận thức đầy đủ nguy cơ, tác hại của ma tuý đá, nhất là khi các chất MTTH ngày càng biến tướng, đang len lỏi vào mọi ngõ ngách ở vùng quê gây mất an ninh trật tự địa phương.
 
Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, dòng họ, nhà trường và các đoàn thể xã hội để tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia tố giác tội phạm, quản lý, giáo dục con em “nói không với ma túy” và không tham gia vào các tệ nạn ma túy. Khi người dân nghi con em mình nghiện ma tuý cần thông báo ngay cho đoàn thể, chính quyền địa phương để có biện pháp giáo dục, giúp đỡ hoặc đưa người nghiện đi cai.
 
Đi đôi với “xây dựng địa bàn không ma túy”, chính quyền địa phương cần đặc biệt quan tâm chỉ đạo phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, tạo công ăn việc làm cho thanh thiếu niên vùng nông thôn.
 
Mỗi gia đình, khu dân cư, cơ quan, trường học phải là một “pháo đài vững chắc” ngăn chặn sự tấn công, xâm nhập của ma tuý và các tệ nạn xã hội khác.
 
Xin trân trọng cảm ơn ông!
.

Nguồn: Chinhphu.vn

.