Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201609/tang-cuong-dau-tranh-chong-toi-pham-ve-tien-gia-701573/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201609/tang-cuong-dau-tranh-chong-toi-pham-ve-tien-gia-701573/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Tăng cường đấu tranh chống tội phạm về tiền giả - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Sáu, 30/09/2016, 08:19 [GMT+7]

Tăng cường đấu tranh chống tội phạm về tiền giả

(Congannghean.vn)-Trong những năm qua, hoạt động của tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành các loại tiền Việt Nam giả, ngoại tệ giả, thẻ tín dụng giả, ngân phiếu giả, công trái giả, séc giả và các giấy tờ có giá giả khác diễn biến rất phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Hành vi này không chỉ gây rối loạn thị trường mà còn gây thiệt hại nặng nề về kinh tế - xã hội.

Trước thực trạng trên, Công an tỉnh Nghệ An đã thường xuyên làm tốt công tác phối hợp với ngành Ngân hàng về đảm bảo an ninh tiền tệ, trong đó có hoạt động phòng, chống tội phạm tiền giả.

Lực lượng An ninh Kinh tế Công an Nghệ An bắt giữ đối tượng về hành vi buôn bán tiền giả
Lực lượng An ninh Kinh tế Công an Nghệ An trong một chuyên án đấu tranh với tội phạm tiền giả

Hiện nay, tiền giả được làm ngày càng tinh vi, các đặc điểm rất giống tiền thật, bằng mắt thường rất khó phát hiện. Đặc biệt, chất lượng loại tiền polymer giả mệnh giá 100.000 đồng, 200.000 đồng, 500.000 đồng đang được buôn bán, vận chuyển hiện nay được làm gần giống với tiền thật và có nhiều loại sê-ri khác nhau, làm cho người tiêu dùng ngày càng khó phân biệt.

Hầu hết tiền giả được các đối tượng tiêu thụ ở vùng sâu, vùng xa bằng hình thức mua bán nông sản. Tại đây, người dân do ít giao dịch và thiếu công cụ nhận biết nên rất dễ bị lừa. Họ chỉ biết là tiền giả sau khi đi mua hàng hóa ở khu vực trung tâm hoặc gửi tiền ở ngân hàng.

Một thủ đoạn hoạt động khá phổ biến mà các đối tượng thường áp dụng là lợi dụng trời tối, nơi thiếu ánh sáng, chỗ vắng người ở nông thôn để kẹp lẫn tiền giả vào tiền thật; dùng tiền giả mệnh giá cao mua hàng có giá trị thấp để được trả lại bằng tiền thật.

Ngoài ra, các đối tượng còn thông qua các đối tượng hình sự để tiêu thụ như dùng tiền vào đánh bạc, mua bán dâm, mua bán ma túy. Trong tình huống đó, khi phát hiện mình bị các đối tượng lừa đảo, người bị hại cũng không dám tố cáo với cơ quan Công an. Do nhận thức được hành vi phạm tội và sợ bị phát hiện, bắt giữ nên các đối tượng thường lôi kéo người thân vào đường dây tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả.

Từ năm 2013 đến nay, Công an Nghệ An đã xác lập 1 chuyên án trinh sát, nhiều kế hoạch truy xét, truy tìm tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả. Qua đó, phát hiện, bắt, khởi tố 7 vụ, 13 đối tượng, thu giữ 170.500.000 đồng tiền giả mệnh giá 500.000 đồng, 200.000 đồng, 100.000 đồng và 70.000 đồng Bạt Thái giả.

Điển hình: Tháng 1/2013, Phòng An ninh Kinh tế Công an tỉnh xác lập Chuyên án TG112, triệt xóa 1 đường dây vận chuyển tiền giả từ Lạng Sơn vào Nghệ An tiêu thụ, bắt Dương Thị Thủy (SN 1966) trú tại thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn và 5 đối tượng lưu hành tiền giả trú tại huyện Tân Kỳ, Nghệ An; thu giữ 124.100.000 đồng tiền giả mệnh giá 500.000 đồng và 200.000 đồng.

Có thể thấy, hầu hết tiền giả được các đối tượng mua từ biên giới Việt - Trung (Lạng Sơn). Sau đó móc nối với một số tiểu thương người Nghệ chuyên buôn bán ở các tuyến biên giới Việt - Trung, Việt - Lào để vận chuyển tiền giả về Nghệ An tiêu thụ. Hình thức vận chuyển cũng được các đối tượng cơ động, lúc thì bằng đường bộ qua hệ thống xe khách hoặc bằng đường biển qua tàu cá của ngư dân. Với lợi nhuận cao, vận chuyển gọn nhẹ nên không ít đối tượng đã bất chấp luật pháp và cố tình phạm tội.

Đặc biệt, thời gian gần đây, hình thức vận chuyển và tiêu thụ tiền giả đã có sự thay đổi, gây khó khăn cho lực lượng chức năng. Các đối tượng mua tiền giả từ Trung Quốc rồi vận chuyển thẳng qua biên giới Việt - Lào để về Nghệ An. Tại đây, chúng bán lại cho một số đối tượng để “xé nhỏ”, tiêu thụ ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi dân tộc - nơi có trình độ dân trí thấp.

Để đấu tranh có hiệu quả với tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, lãnh đạo Công an Nghệ An đã chỉ đạo các bộ phận liên quan, Công an các đơn vị, địa phương tăng cường công tác nghiệp vụ cơ bản, nắm tình hình tại cơ sở. Lực lượng an ninh ở các huyện, thành, thị (nhất là các huyện vùng cao) phải thường xuyên bám địa bàn, kết hợp tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân cách nhận biết tiền giả. Thông qua các buổi sinh hoạt chi bộ, các trinh sát đã vận động cán bộ, đảng viên ở thôn bản gương mẫu chấp hành, đồng thời vận động nhân dân tham gia tố giác tội phạm buôn bán, tàng trữ tiền giả.

.

Mai Hậu

.