Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201504/tai-xa-thanh-ha-huyen-thanh-chuong-dat-rung-san-xuat-bong-dung-thanh-dat-o-603778/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201504/tai-xa-thanh-ha-huyen-thanh-chuong-dat-rung-san-xuat-bong-dung-thanh-dat-o-603778/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Đất rừng sản xuất 'bỗng dưng' thành đất ở - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Sáu, 24/04/2015, 07:55 [GMT+7]
Tại xã Thanh Hà, huyện Thanh Chương

Đất rừng sản xuất 'bỗng dưng' thành đất ở

(Congannghean.vn)-Từ một khu đất được quy hoạch làm nghĩa địa nhưng không được sử dụng, chỉ trong vòng gần 10 năm đã được "hô biến" thành đất rừng sản xuất. Ngạc nhiên hơn, từ đất rừng lại được chính quyền địa phương nơi đây "chuyền tay" qua mấy cá nhân trở thành đất ở, xây dựng nhà cửa kiên cố. Sự việc trên đang diễn ra tại xã Thanh Hà, huyện Thanh Chương.
 
Năm 1996, hưởng ứng chủ trương đi xây dựng kinh tế mới, hàng chục người dân ở nhiều địa phương đã rời bản quán về định cư tại xóm 14 Ba Xe, xã Thanh Hà, huyện Thanh Chương. Vùng đất này trước kia được gọi là Cồn Ông Sự, hoang vắng, rậm rịt. Giai đoạn này, thực hiện chủ trương giao đất rừng cho dân, sau khi được bàn giao cho dân sử dụng thì một phần diện tích của vùng đất này được quy hoạch thành nghĩa địa của xóm.
Sau hơn 10 năm, lô đất này trở thành đất ở, đang được người dân xây dựng nhà kiên cố
Sau hơn 10 năm, lô đất này trở thành đất ở, đang được người dân xây dựng nhà kiên cố
Tại "Bản đồ giao đất rừng lâm nghiệp khoảnh 2 - Ba Xe, xứ Đồng Táu" xã Thanh Hà lập năm 1996 đã thể hiện rõ diện tích đất này được dùng làm nghĩa địa, có ranh giới cụ thể với một số hộ dân. Chỉ đến năm 2003, khi đường Hồ Chí Minh chạy qua đã "biến" nơi đây trở thành vùng trù phú, đầy tiềm năng và sinh lợi.
 
Chuyện bắt đầu từ việc, khi khu đất này dù đã được quy hoạch nhưng không sử dụng đến việc, năm 2002, xã đã "cho" anh Nguyễn Đức Ngọc trú tại xóm 14, vừa mới mãn hạn tù trở về địa phương tái hòa nhập cộng đồng 4 ha đất để có nơi trồng rừng và lập nghiệp. Thời điểm đó, việc cho mướn của chính quyền với hộ anh Ngọc chỉ được thực hiện bằng miệng, không có một giấy tờ pháp lý nào, thậm chí thửa đất trên không có một thủ tục giấy tờ nào chứng minh là của xã hay xóm.
 
Tuy nhiên, anh Ngọc chỉ sử dụng diện tích đất này trong một thời gian rất ngắn. Sau khi có đường Hồ Chí Minh đi qua, nhận thấy đất ở đây sinh lợi, anh Ngọc đã thỏa thuận “chuyển nhượng” cho anh Hoàng Văn Nam. Điều ngạc nhiên ở chỗ, việc "chuyển nhượng" lô đất này chỉ được thỏa thuận bằng giấy giữa anh Ngọc và anh Nam (đề ngày 26/2/2002), không có một cơ quan, tổ chức nào chứng thực về mặt pháp lý.
 
Từ đây, với thủ tục đơn giản, nhanh chóng, anh Nam nghiễm nhiên đã sở hữu diện tích đất trên. Không hiểu lý do gì, sau gần 5 năm, vì sự quản lý lỏng lẻo của chính quyền xã Thanh Hà khi đó do ông Nguyễn Văn Xuân làm Chủ tịch UBND xã (nay là Bí thư Đảng ủy), sự thiếu trách nhiệm của cơ quan phê duyệt, năm 2006, anh Nam đã có trong tay lô đất hợp pháp với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thửa 76, tờ bản đồ số 2, diện tích 46.065 m2, có đầy đủ các hộ tiếp giáp liền kề.
 
Trao đổi về vấn đề này, ông Hoàng Cao Phơn, Chủ tịch UBND xã Thanh Hà xác nhận: "Đúng là có việc lô đất rừng sản xuất, sau vài ba lần chuyển nhượng qua nhiều hộ đến hiện nay lại thuộc đất ở. Lúc bấy giờ, tôi chưa phải là Chủ tịch xã nên không biết rõ thực hư thế nào. Chỉ sau này, lô đất kia được một hộ dân san lấp, xây móng làm nhà, dân phản đối, xã mới xuống cho dừng thi công. Vì diện tích này chưa đủ thủ tục cho phép nên UBND xã quyết định thu hồi để giao lại cho anh Hoàng Văn Nam".
 
Lý giải của chính quyền là thế, nhưng ngày 13/4 vừa qua, khi có mặt tại nơi này, phóng viên chứng kiến ngôi nhà đang được chủ hộ xây dựng gần xong phần thô. Ông Trần Ngọc Thành, Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Thanh Chương cho rằng: “Huyện mới nắm được việc ở xóm 15, một số hộ gia đình có người qua đời phải mai táng gần nhà vì không có nghĩa địa chôn cất, ảnh hưởng đến môi trường và phong tục tập quán. Còn việc vì sao hộ anh Nam có được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì chúng tôi chưa tìm hiểu, xác minh. Nhưng qua đánh giá ban đầu là rất "khó hiểu", vì diện tích đất ở Cồn Ông Sự được quy hoạch là đất rừng sản xuất mà giờ lại được hợp thức hóa thành đất ở, bán lại cho một số người”. 
.

Xuân Thống

.