Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201211/24388-thuc-pham-ban-xu-phat-qua-nhe-394049/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201211/24388-thuc-pham-ban-xu-phat-qua-nhe-394049/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Thực phẩm bẩn: Xử phạt quá nhẹ - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Hai, 26/11/2012, 08:20 [GMT+7]
24388

Thực phẩm bẩn: Xử phạt quá nhẹ

TP Vinh cũng không là địa bàn ngoại lệ. Tại các chợ trên địa bàn thành phố, mặt hàng nội tạng động vật vẫn được bày bán tràn lan, không có một dấu hiệu nào chứng minh nó có hợp vệ sinh hay có nguồn gốc.

Phòng Cảnh sát bảo vệ môi trường Công an Nghệ An cho biết: Trong 6 tháng cuối năm 2012, trên địa bàn Nghệ An đã phát hiện 7 vụ việc liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm, với tổng số tiền phạt gần 42 triệu đồng. Đáng lo ngại là hầu hết số vụ bị bắt giữ, hàng nội tạng đều không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, mặc dù được tẩm ướp bằng hóa chất đậm đặc nhưng sau vài giờ bắt giữ đã chảy nước, bốc mùi hôi thối, chứng tỏ nguy cơ tiềm ẩn dịch bệnh rất lớn.

Vụ việc gần đây, Công an huyện Diễn Châu phát hiện chiếc xe khách vận chuyển 230 kg nội tạng động vật không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch.
Cảnh sát kinh tế Công an Nghệ An phát hiện cơ sở kinh doanh sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc

Ngày 26/6, lực lượng Công an phát hiện bắt 1 vụ, 1 đối tượng có hành vi vận chuyển 1.212 kg sản phẩm động vật (gồm lòng, dạ dày lợn và gà) không rõ nguồn gốc. Trị giá lô hàng này khoảng 300 triệu đồng. Chủ xe bị phạt hành chính 5 triệu đồng, toàn bộ số hàng trên đã bị tiêu hủy.
 
Tuy nhiên, từ vụ việc này, có thể thấy, chế tài xử phạt đối với hành vi buôn lậu nội tạng động vật còn quá thấp, trong khi những nguy cơ từ thực phẩm bẩn này gây tác hại cho sức khỏe con người lại rất lớn.

Một trong những nguyên nhân khiến thực phẩm bẩn được vận chuyển vô tư là do chế tài xử lý hành vi này quá nhẹ, so với lợi nhuận mà người buôn bán, vận chuyển thu được. Theo điều 12, Nghị định số 40/2009, mức xử phạt hành vi vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật không có giấy chứng nhận kiểm dịch chỉ từ 1-2 triệu đồng, còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Vì vậy, các đối tượng kinh doanh vẫn bất chấp sự kiểm tra của lực lượng chức năng, liên tục vận chuyển nội tạng động vật hôi thối từ biên giới vào nội địa tiêu thụ. Và phần lớn các vụ việc bị phát hiện, chủ hàng thường “bỏ của chạy lấy người”.

Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật lại quá chồng chéo với sự điều chỉnh của nhiều cơ quan. Theo thống kê gần đây, có tới 56 văn bản có nội dung phân công trách nhiệm quản lý của các cơ quan trách nhiệm Nhà nước, 211 văn bản của các bộ ngành và khoảng 930 văn bản do các địa phương ban hành về các vấn đề liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên con số trên lại không đồng nghĩa với hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này. Chính sự chồng chéo này cũng gây cho cán bộ tòa án trong quá trình thụ lý hồ sơ vụ việc.

Điều 244 Bộ luật hình sự quy định về tội "vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm", gồm ba khung hình phạt tương ứng với ba cấp độ nguy hiểm khác nhau và một điều khoản về hình phạt bổ sung. Nhưng từ trước đến nay, trên địa bàn Nghệ An chưa có trường hợp nào bị xử lý về hình sự vì không chứng minh được hành vi vi phạm gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người tiêu dùng.
 
Rất nhiều vụ phát hiện tàng trữ, mua bán thực phẩm bẩn nhưng việc xử lý chưa đủ sức răn đe người vi phạm
 
Thượng tá Nguyễn Đức Long - Chánh văn phòng CQCSĐT Công an Nghệ An cho biết: Việc xác định, chứng minh nguyên nhân gây ra thiệt hại từ các nguồn thực phẩm là vô cùng khó khăn, bởi lẽ tác hại của thực phẩm nhiễm khuẩn, hóa chất bẩn... là tác hại tích lũy lâu dài. Mặt khác, nếu xác định được nguyên nhân nhưng vẫn chưa có tiêu chí cụ thể xác định thế nào là tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe để có thể truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo Luật sư Nguyễn Quang Hào, thành viên Đoàn luật sư Nghệ An thì nên xem tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm là một tội phạm cấu thành hình thức và cần bổ sung, sửa đổi quy định của Bộ luật hình sự, theo hướng sẽ đủ yếu tố cấu thành tội phạm nếu hành vi mua bán, sản xuất, chế biến thực phẩm kém chất lượng "có khả năng gây nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng".

Gần đây nhất, vào ngày 8/11/2012, Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Nghị định 91/2012/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là 100 triệu đồng. Theo Nghị định này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung, như tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm...

Nghị định này sẽ được áp dụng trên thực tế. Tuy nhiên, để có hiệu quả, góp phần giải quyết triệt để các vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm, các cấp có thẩm quyền cần có các biện pháp chặt chẽ, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Chi cục QLTT cùng lực lượng liên ngành đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát nguồn hàng thực phẩm tươi sống, chế biến tại các chợ, siêu thị... xử lý kịp thời vi phạm.

Hương Giang
.