Nhà sử học người Anh Bethany Hughes nói về “một khoảng trống lớn đáng kể” bên trong Đại kim tự tháp Giza trên kênh Channel 5 và gọi đây là “phát hiện của cả đời người”, khi được phép đến rất gần khoảng trống này.
Theo Express, Đại kim tự tháp Giza là một trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại, được xây dựng trong vòng 20 năm cho Pharaoh Khufu. Xác ướp vị vua Ai Cập vương triều thứ 4 này chưa bao giờ được tìm thấy. Nhưng mọi chuyện có thể sớm thay đổi.
Giáo sư Bettany Hughes nói về hành trình khám phá Đại kim tự tháp Giza của mình trên kênh Channel 5: “Điều đáng nói là có một khoảng trống lớn bên trong kim tự tháp. Cần phải tìm hiểu xem căn phòng đó là gì, vì sao lại có khoảng trống đó và bên trong có gì”.
Nhà sử học Bethany Hughes là một trong số ít người được đến rất gần với khoảng trống. |
“Đó có thể là nơi chôn cất thi hài Pharaoh, ẩn sâu ở chính giữa kim tự tháp. Đó là lý do lịch sử luôn hấp dẫn, bởi luôn có những thứ mới chờ được khám phá”, Hughes nói.
Hughes giải thích việc mình đi vào trong Đại kim tự tháp để trực tiếp quan sát. “Tôi có chút lúng túng vì lối vào rất hẹp. Những trở ngại có lúc còn khiến tôi cảm thấy run sợ. Nhưng được tiếp cận kim tự tháp có tuổi đời 4.500 năm quả là kỷ niệm đáng nhớ”.
Nhà sử học Hughes nói muốn vào được căn phòng bí ẩn cần phải bò vì lối vào rất hẹp. “Không ai rõ khoảng trống được tạo nên để làm gì, là nơi chôn cất Pharaoh, hay đơn giản là nơi bị bỏ không? Hoặc cũng có thể là cái bẫy đánh lừa những kẻ trộm mộ”.
Hughes đã kể lại hành trình của mình trên kênh Channel 5. |
Trên kênh Channel 5, Hughes cũng mô tả việc mình được tiếp cận những khu vực khác bên trong Đại kim tự tháp. Hughes giải thích về việc khoảng trống lần đầu tiên được các nhà khảo cổ phát hiện năm 2017. Cho đến nay, không ai biết bên trong kim tự tháp ẩn chứa điều gì.
“Có một nhóm các nhà khoa học quốc tế đó, cùng thực hiện dự án với các thiết bị chuyên dụng. Ngay trên đầu tôi là một căn phòng trống mà chúng ta chưa từng biết gì về nó”, Hughes nói. “Trong cuộc khảo sát năm 2017, các nhà khoa học nói khoảng trống dài khoảng 30 mét và được coi là phát hiện của cả đời”.