Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/khoa-hoc-cong-nghe/201903/may-bay-sieu-thanh-trang-bi-lo-phan-ung-nhiet-hach-842051/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/khoa-hoc-cong-nghe/201903/may-bay-sieu-thanh-trang-bi-lo-phan-ung-nhiet-hach-842051/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Máy bay siêu thanh trang bị lò phản ứng nhiệt hạch - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Hai, 04/03/2019, 15:20 [GMT+7]

Máy bay siêu thanh trang bị lò phản ứng nhiệt hạch

Thiết kế máy bay siêu thanh sử dụng lò phản ứng nhiệt hạch cỡ nhỏ có thể bay từ London đến New York trong ba tiếng.

Mẫu máy bay siêu thanh có hình dáng khí động học như phi thuyền vũ trụ mang tên HSP Magnavem có tốc độ tối đa Mach 1.5, tương đương 1.852km/h, The Sun hôm qua đưa tin. Mẫu máy bay này có thể giảm thời gian bay giữa New York, Mỹ và London, Anh (5.567km) xuống còn ba tiếng, ngắn bằng một nửa so với những chuyến bay hiện nay.

Mẫu máy bay này có thể giảm thời gian bay giữa New York, Mỹ và London, Anh (5.567km) xuống còn ba tiếng
Mẫu máy bay này có thể giảm thời gian bay giữa New York, Mỹ và London, Anh (5.567km) xuống còn ba tiếng

Mẫu máy bay này có thể giảm thời gian bay giữa New York, Mỹ và London, Anh (5.567km) xuống còn ba tiếng.

Chiếc máy bay không thải khí carbon do sử dụng năng lượng từ lò phản ứng nhiệt hạch cỡ nhỏ (CFR). Lò phản ứng sẽ cung cấp cho Magavem một lượng điện lớn mà không ảnh hưởng đến môi trường. Nhà thiết kế Oscar Vinals ở Barcelona, Tây Ban Nha, hy vọng phương tiện mới sẽ cách mạng hóa ngành công nghiệp hàng không.

Phản ứng hạt nhân là quá trình xảy ra ở lõi Mặt Trời. Lò phản ứng nhiệt hạch cỡ nhỏ mô phỏng quá trình tương tự trong một buồng chứa có từ trường và giải phóng năng lượng từ hydro theo cách có kiểm soát để sản xuất điện.

Vinals cho biết mẫu máy bay siêu nhẹ của ông có thể chở 500 hành khách và nhờ các công nghệ tiên tiến, Magnavem có thể được sạc lại vô cùng nhanh chóng. Thiết kế máy bay Magavem là kết quả sau hơn một năm làm việc của Vinals.

Chiếc máy bay cũng trang bị hệ thống làm sạch bằng carbon dioxide, mang lại nhiều lợi ích về môi trường. Hệ thống trí tuệ nhân tạo trên máy bay sẽ tối ưu hóa các chức năng hoạt động trong khi bộ trợ động plasma kiểm soát luồng khí đến cánh và qua thân máy bay.

Tên gọi Magnavem của máy bay có nguồn gốc từ từ "Magna Avem" trong tiếng Latinh, có nghĩa là "con chim lớn". Dù chiếc máy bay có thể chế tạo được về mặt lý thuyết, một số công nghệ vẫn đang trong "giai đoạn trứng nước" và cần khoảng 10-15 năm để hoàn thiện một chiếc máy bay như vậy.

"Tôi hào hứng nhất với khả năng sử dụng CFR kèm theo những lợi ích về nguồn điện không tạo ra khí thải và khả năng sản xuất năng lượng lớn. Ngoài ra, phương tiện còn sử dụng plasma để kiểm soát chuyến bay hoặc hệ thống AI", Vinals chia sẻ.

Máy bay siêu thanh là gì?

Máy bay siêu thanh (đôi khi được gọi là máy bay siêu âm) là các máy bay được thiết kế để có thể bay với tốc độ vượt quá tốc độ âm thanh (Mach 1 hoặc lớn hơn), ít nhất trong một số giai đoạn của một chuyến bay bình thường của nó.

Phần lớn các máy bay siêu thanh ngày nay là các máy bay quân sự hoặc máy bay thử nghiệm. Hầu hết trong số đó, bao gồm cả các máy bay chiến đấu, chỉ được thiết kế để vượt quá tốc độ của âm thanh trong một số chế độ bay đặc biệt. Một số ít các máy bay, chẳng hạn như máy bay trinh sát quân sự SR-71 Blackbird và máy bay vận tải dân sự siêu thanh Concorde, được thiết kế để hành trình liên tục ở tốc độ cao hơn tốc độ của âm thanh.

.

TH