Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/khoa-hoc-cong-nghe/201710/truong-dai-hoc-dau-tien-tai-mien-trung-su-dung-he-thong-dien-mat-troi-759779/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/khoa-hoc-cong-nghe/201710/truong-dai-hoc-dau-tien-tai-mien-trung-su-dung-he-thong-dien-mat-troi-759779/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Trường đại học đầu tiên tại miền Trung sử dụng hệ thống điện mặt trời - Báo Công An Nghệ An điện tử
Chủ Nhật, 01/10/2017, 09:48 [GMT+7]

Trường đại học đầu tiên tại miền Trung sử dụng hệ thống điện mặt trời

Đại học Bách khoa Đà Nẵng vừa đưa vào sử dụng hệ thống điện mặt trời với tổng công suất 49,6 kWp.

Đại học Bách khoa Đà Nẵng là trường đại học đầu tiên của khu vực miền Trung tiên phong sử dụng nguồn năng lượng sạch, thân thiện với môi trường khi vừa đưa vào sử dụng hệ thống điện mặt trời với tổng công suất 49,6 kWp.

Hệ thống điện mặt trời này bao gồm 160 tấm pin năng lượng mặt trời IREX 310 Wp cùng các thiết bị đi kèm, được tính toán để chịu được những rủi ro từ thời tiết, được lắp đặt trên tổng diện tích 331 m2. Dự kiến, hệ thống sẽ sản sinh được 75.025 kWh/năm (tương đương với mức đạt 208,4 kWh/ ngày), đáp ứng được khoảng 7,1% nhu cầu tiêu thụ điện của nhà trường.

Theo tính toán, giải pháp này sẽ giúp phía nhà trường tiết kiệm được 4,8% chi phí điện mỗi năm trong vòng 12 năm đầu, và khoảng 7,1% trong các năm tiếp theo. Bên cạnh giá trị kinh tế chứng minh được qua con số, hệ thống còn góp phần giảm thiểu khoảng 49,607 tấn CO2 mỗi năm thải ra môi trường. Ngoài ra, đây còn là mô hình năng lượng mặt trời trực quan về nghiên cứu, đào tạo dành cho sinh viên.

Với mô hình này, Đại học Bách khoa Đà Nẵng sẽ trở thành một trong những trường đại học đi đầu về phát triển mô hình giáo dục trải nghiệm, đem đến nguồn nhân lực chất lượng hơn, từ đó tạo đà cho sự phát triển của ngành năng lượng sạch nói riêng và của đất nước nói chung.

Đại học Bách khoa Đà Nẵng chính thức đưa vào sử dụng hệ thống điện mặt trời với tổng công suất 49,6 kWp. Ảnh: VGP
Đại học Bách khoa Đà Nẵng chính thức đưa vào sử dụng hệ thống điện mặt trời với tổng công suất 49,6 kWp. Ảnh: VGP

GS.TS Lê Kim Hùng - Hiệu trưởng Đại học Bách Khoa Đà Nẵng cho biết, trước những chính sách hỗ trợ điện mặt trời từ Chính phủ trong năm nay, đồng thời sức ảnh hưởng của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 diễn ra ngày càng mạnh mẽ, thị trường năng lượng sạch được dự đoán sẽ bùng nổ trong những năm tới tại Việt Nam.

Nếu việc phát triển nguồn lực không theo kịp với tốc độ phát triển thị trường, đây sẽ là một điều đáng tiếc rất lớn không chỉ đối với các doanh nghiệp, đối với ngành nói riêng mà còn đối cả nền giáo dục và kinh tế Việt Nam nói chung.

Đây cũng chính là lý do thuyết phục Đại học Bách Khoa Đà Nẵng hợp tác với SolarBK, cùng đồng hành phát triển nguồn nhân lực về năng lượng sạch chất lượng cao. Hệ thống điện mặt trời này sẽ giúp sinh viên của trường có cơ hội được tiếp cận và trải nghiệm về mô hình này, từ đó xây dựng niềm đam mê và hình thành kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn.

“Trong năm tiếp theo, nếu đánh giá nhiều bạn sinh viên có hứng thú với mảng năng lượng sạch, tôi sẽ cân nhắc đến việc mở ngành học, như vậy sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu nhân sự trên thị trường.”- GS.TS Lê Kim Hùng khẳng định.

.

TH

.