Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/khoa-hoc-cong-nghe/201706/5-phat-minh-co-the-cuu-trai-dat-khoi-o-nhiem-742306/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/khoa-hoc-cong-nghe/201706/5-phat-minh-co-the-cuu-trai-dat-khoi-o-nhiem-742306/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
5 phát minh có thể cứu Trái đất khỏi ô nhiễm - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Hai, 12/06/2017, 07:57 [GMT+7]

5 phát minh có thể cứu Trái đất khỏi ô nhiễm

Từ những chiếc xe xả đầy khói trên xa lộ cho đến những nhà máy thải ra vô số chất độc hại nguy hiểm, Trái Đất của chúng ta đang ngày một hoang tàn. Bởi vậy, những phát minh nhằm “cứu sống” Trái Đất đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm.

Hiện nay, khi công nghệ phát triển không ngừng, những tác động xấu của chúng cũng không ngừng gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ. Trước viễn cảnh tồi tệ ấy, nhiều nhà khoa học trên thế giới vẫn đang không ngừng nghiên cứu nhằm đưa ra những phát minh hữu ích đối với tương lai của toàn nhân loại. Dưới đây là 5 phát minh tiêu biểu ở lĩnh vực này.

1. Màng lọc nước biển thành nước ngọt

Với chiếc máy này, chúng ta có thể lọc nước biển thành nước ngọt có thể sử dụng hàng ngày nhờ có bộ lọc khử muối hiện đại. Nhưng có một điều bất cập là: sản phẩm này khá đắt tiền và vô tình làm ô nhiễm môi trường bởi để chế tạo ra nó sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng, thải ra khí nhà kính độc hại hay thậm chí là gây nguy hiểm cho các sinh vật biển.

Màng lọc graphen biến nước biển thành nước ngọt.
Màng lọc graphen biến nước biển thành nước ngọt.

Gần đây, các nhà nghiên cứu tại Anh đã phát triển một màng lọc mới bằng vật liệu graphen giúp hạn chế sử dụng năng lượng cho quá trình khử muối. Màng lọc này sẽ là một giải pháp hiệu quả cho các quốc gia thường xuyên thiếu hụt lượng nước sinh hoạt.

Trên thực tế, Liên Hiệp Quốc đã dự báo trong vòng 10 năm tới, khoảng 14% dân số thế giới sẽ không có đủ nước cần thiết để sinh hoạt hàng ngày.

2. Máy bay mini thực hiện quá trình thụ phấn

Hầu hết thực phẩm mà bạn sử dụng hàng ngày như táo, cà rốt, sôcôla hay cà phê đều cần có quá trình thụ phấn để có thể kết trái. Có tới khoảng 75% các mùa vụ nông nghiệp trên thế giới cần sự trợ giúp của các loài động vật như ong, bướm… để có thể thụ phấn.

Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm máy bay mini để thụ phấn cho một loại hoa.
Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm máy bay mini để thụ phấn cho một loại hoa.

Tuy nhiên, theo một báo cáo của Liên Hiệp Quốc, những loài động vật này có nguy cơ tuyệt chủng cao khi số lượng cá thể giảm đi trông thấy. Trước viễn cảnh đáng báo động trên, các nhà nghiên cứu tại Nhật Bản đang tiến hành thử nghiệm các máy bay mini vận chuyển phấn hoa từ cây này sang cây khác nhằm thay thế cho các loài côn trùng.

Các thử nghiệm trên một loại hoa khổng lồ đã đem đến thành công, tuy nhiên, để có thể thay thế công việc của những chú ong, vẫn còn nhiều điều phải làm để cải tiến công cụ này.

3. Đạn sinh học tự phân hủy

Ý tưởng này được đưa ra bởi quân đội Mỹ. Mới đây, họ đã tiến hành đề xuất sử dụng đạn dược sinh học trong quá trình luyện tập thay cho những loại đạn mạnh trước đây.

Loại đạn “thần kì” có thể tự phân hủy mà quân đội Mỹ đang hướng tới.
Loại đạn “thần kì” có thể tự phân hủy mà quân đội Mỹ đang hướng tới.

Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, những vỏ đạn bị tung ra khi phát nổ có thể phải mất đến hàng trăm năm để có thể bị phân hủy. Chúng còn chứa các thành phần độc hại gây nguy hiểm cho nguồn đất, và nguồn nước.

Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ cũng đưa ra dẫn chứng cho thấy các phương tiện quân sự đã gây nên sự ô nhiễm nặng nề cho nhiều khu vực ở quốc gia này.

Cũng chính vì vậy, Bộ Quốc phòng Mỹ đang nghiên cứu loại đạn mới có thể giảm thiểu vấn đề ô nhiễm này. Ngoài khả năng tự phân hủy, loại đạn này còn đang được hi vọng để có thể chứa những sản giống nhằm tạo ra thức ăn cho động vật sau khi được sử dụng.

“Thông qua chương trình, nỗ lực này của chúng tôi sẽ đem đến những hạt giống tạo nên các loài thực vật tự nhiên giúp loại bỏ các chất ô nhiễm trong lòng đất đồng thời cũng đẩy nhanh quá trình tự phân hủy".

4. Một loại “nhựa” được làm từ thực vật, không gây ô nhiễm môi trường

Đôi khi, những ý tưởng có thể đến từ những hoàn cảnh bất ngờ. Đối với doanh nhân người Indonesia, ông Kevin Kumala, mọi thứ diễn ra vào một ngày mưa khi ông nhìn ra ngoài đường và thấy hầu hết mọi người đều sử dụng những chiếc áo mưa để tránh bị ướt.

Ông cho biết: “Thật đáng báo động khi những chiếc áo mưa độc hại này lại chỉ được sử dụng vài lần sau đó bị bỏ đi nhưng cũng không thể được phân hủy".

Loại nhựa có thể uống được: giải phát cho tương lai?
Loại nhựa có thể uống được: giải phát cho tương lai?

Vì vậy, ông cùng những cộng sự của mình đã tiến hành nghiên cứu nhằm tìm ra một loại nhựa mới có thể tự phân hủy sau quá trình sử dụng. Và họ đã thành công khi sản xuất ra những chiếc áo mưa, túi xách và các loại bao bì thực phẩm được làm từ cây sắn, một loại thực vật rẻ tiền, phổ biến ở Indonesia.

Vào năm 2014, ông thành lập công ty Avani Eco, mỗi ngày công ty sản xuất tới 4 tấn các sản phẩm được làm từ cây sắn. Ông hi vọng có thể tiếp tục sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn nữa. Ông cũng tự tin cho biết những sản phẩm của mình sau khi sử dụng xong đều có thể được dùng như một loại đồ uống.

5. Một loại máy bay mới chỉ phát ra hơi nước

Mặc dù chỉ có thể chở được 4 người bao gồm cả phi công, loại máy bay hoạt động bằng khí hidro, ôxy và được hỗ trợ bởi điện này lại có một điểm vô cùng đặc biệt. Đó chính là nó chỉ phát ra hơi nước trong quá trình sử dụng.

Loại máy bay chạy bằng khí hidro, chỉ phát ra hơi nước.
Loại máy bay chạy bằng khí hidro, chỉ phát ra hơi nước.

Theo ông André Thess hoạt động tại Trung tâm Hàng không Vũ trụ Đức (DLR), người đã tham gia quá trình chế tạo chiếc máy bay này: “Lần đầu tiên một chiếc máy bay hoạt động bằng khí hidro có thể chở được hơn một người".

Dự án HY4 hi vọng trong tương lai gần có thể xây dựng một hệ thống máy bay “taxi trên không” thân thiện với môi trường giúp di chuyển từ thành phố này đến thành phố khác.

Ông Josef Kallo, trưởng nhóm dự án HY4 cho biết: “Tôi sẽ ví dụ nếu ai đó muốn đi từ Irvine tới Ventura hoặc ngược lại trong khu vực Los Angeles. Họ có thể sẽ mất từ một tiếng rưỡi tới ba tiếng nếu đi trong giờ cao điểm bằng các phương tiện thông thường. Tuy nhiên, nếu được áp dụng, các máy bay này sẽ giúp mọi thứ hoàn thành chỉ trong từ 35 đến 40 phút. Và trong không phận có kiểm soát, chúng ta có thể có nhiều máy bay hoạt động cùng một lúc".

.

TH