Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/khoa-hoc-cong-nghe/201704/vi-sao-tran-dai-7m-dam-an-thit-nguoi-dan-ong-indonesia-730668/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/khoa-hoc-cong-nghe/201704/vi-sao-tran-dai-7m-dam-an-thit-nguoi-dan-ong-indonesia-730668/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Vì sao trăn dài 7m 'dám' ăn thịt người đàn ông Indonesia? - Báo Công An Nghệ An điện tử
Chủ Nhật, 02/04/2017, 09:19 [GMT+7]

Vì sao trăn dài 7m 'dám' ăn thịt người đàn ông Indonesia?

Việc một người đàn ông Indonesia bị con trăn vốn sợ người nuốt chửng đặt ra nhiều câu hỏi đối với các chuyên gia nghiên cứu về loài động vật này.

Theo BBC, Trăn gấm (Python reticulatus) là loài rắn dài nhất thế giới với độ dài hơn 10 mét. Con dài nhất hiện nay đang được nuôi nhốt ở Kansas, Mỹ và đạt kích thước 7,6 mét năm 2011.

Những con trăn gấm dài cỡ 7 mét như trong trường hợp ở Indonesia rất khỏe. Chúng cuộn mình quanh cơ thể nạn nhân và siết chặt, giết chết cả những người đàn ông trưởng thành bằng cách làm họ ngạt thở hoặc khiến tim ngừng đập.

Rất có thể con trăn này đã quấn nhiều vòng xung quanh người đàn ông rồi siết chặt, khiến nạn nhân không có cơ hội kháng cự. Dân làng cũng kể rằng họ nghe thấy tiếng la hét phát ra từ phía rừng cọ vào đêm hôm người đàn ông xấu số mất tích.

Nhưng ăn thịt con mồi lại là vấn đề khác. Trăn không xé xác con mồi mà thường nuốt chửng toàn bộ. Hàm của chúng nối liền với những dây chằng rất linh hoạt, cho phép chúng há to hết cỡ để nuốt gọn con mồi lớn. Trong quá trình đó, xương của con mồi thường bị gãy bởi lực ép lớn từ hàm trăn.

Những con trăn gấm dài cỡ 7 mét như trong trường hợp ở Indonesia rất khỏe.
Những con trăn gấm dài cỡ 7 mét như trong trường hợp ở Indonesia rất khỏe.

Con người không phải mồi ngon của trăn gấm

"Yếu tố khiến trăn rất khó nuốt chửng người, vì xương vai người không hề dễ vỡ", Mary-Ruth Low, nhà bảo tồn và nghiên cứu của tổ chức Wildlife Reserves Singapore, chuyên gia về trăn gấm nhận định.

Tuy nhiên, con trăn này có kích thước rất lớn và nhiều khả năng nó đã vượt qua được giới hạn của cơ hàm để nuốt chửng người đàn ông vào bụng mà không gặp quá nhiều khó khăn.

Trăn gấm được coi là loài rắn dài nhất trên thế giới. Chúng từng tấn công người trong quá khứ nhưng các chuyên gia cho đến nay vẫn hoài nghi về khả năng tiêu hóa một người đàn ông trưởng thành.

"Loài trăn này chủ yếu ăn động vật có vú", Low nói. Đôi khi, chúng có thể ăn các loài bò sát, kể cả cá sấu. Theo bà Low, trăn gấm thường ăn chuột và những động vật nhỏ khác. Nhưng một khi đạt tới kích thước nhất định, chúng gần như không để tâm tới những con chuột nữa vì lượng calo hấp thụ không đáng giá. Về cơ bản, chúng có thể chọn con mồi lớn như lợn hoặc thậm chí cả bò.

Trong vài trường hợp, loài trăn đã tính toán sai kích thước con mồi. Năm 2005, một con trăn Miến Điện cố nuốt chửng cả con cá sấu. Nó bị vỡ bụng trong lúc ăn và cả hai con vật cùng chết. Xác của chúng được các kiểm lâm viên ở bang Florida (Mỹ) phát hiện không lâu sau đó.

Nếu không tìm thấy con mồi phù hợp, con trăn có thể sống sót qua thời gian dài dựa vào động vật nhỏ cho đến khi phát hiện mục tiêu đủ lớn. Tuy nhiên, con người không phải thức ăn phổ biến của trăn.

Con trăn gấm có thể không chủ ý tấn công người đàn ông Indonesia.
Con trăn gấm có thể không chủ ý tấn công người đàn ông Indonesia.

Năm 2002, một cậu bé 10 tuổi ở Nam Phi bị trăn nuốt chửng, nhưng rất hiếm khi loài trăn nuốt chửng một người đàn ông trưởng thành như trường hợp ở Indonesia.

Nạn nhân đầu tiên bị trăn gấm ăn thịt?

Theo BBC, đây có thể là trường hợp đầu tiên con trăn gấm khổng lồ chủ ý muốn ăn thịt người trưởng thành.

Nhà nhân chủng học Thomas Headland, người đã trải qua hàng thập kỷ nghiên cứu người Agta - một nhóm thợ săn ở Philippines, nói rằng, ông đã ghi nhận một số trường hợp người bị trăn tấn công.

Ông Headland nói, nhiều trường hợp trăn bị chém chết, nhưng cũng có thời điểm người Agta vốn nhỏ bé, bị trăn nuốt chửng. Ngày nay, các vụ trăn tấn công người rất hiếm hoi và phần lớn xảy ra do con vật tìm cách tự vệ.

Theo chuyên gia về rắn Nia Kurniawan ở Đại học Brawijaya của Indonesia, loài trăn rất nhạy cảm với rung động, tiếng ồn và nhiệt từ ngọn đèn, do đó chúng thường tránh những nơi có người ở.

Nhưng chúng vẫn cần phải săn mồi. Có thể người đàn ông Indonesia không gặp may khi cánh đồng của anh từng là một khu rừng và anh ta lọt vào bụi rậm, trở thành nạn nhân thay cho con mồi khác.

.

TH