Thứ Tư, 12/06/2019, 10:20 [GMT+7]

'Quýt làm, cam chịu'

(Congannghean.vn)-Trong năm 2019, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã thông báo 100 quận/huyện thuộc diện xem xét tạm dừng tuyển chọn lao động. Đây là những địa phương có tỉ lệ lao động hết hạn hợp đồng không về nước từ 30% trở lên. Nghệ An tiếp tục “đội sổ” danh sách này với 9 huyện, thành, thị. Thực trạng này gióng lên hồi chuông về công tác giáo dục, tuyên truyền đối với lao động thị trường Hàn Quốc nói riêng và các nước khác nói chung.
 
Theo danh sách của Bộ LĐ-TB&XH, phía Hàn Quốc đã thống nhất sẽ dừng tuyển chọn lao động với 40 quận, huyện của 10 tỉnh là: Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Quảng Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên. Năm 2019, Nghệ An tiếp nhận khoảng 2.000 hồ sơ để lao động xuất khẩu tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, do tình trạng lao động sau khi hết hạn hợp đồng bỏ trốn ra ngoài lao động bất hợp pháp nên phía Hàn Quốc đã thông báo tạm dừng tiếp nhận. Trước đó, Bộ LĐ-TB&XH đã báo 9 huyện, thành phố, thị xã của Nghệ An gồm: Nghi Lộc, Cửa Lò, Nam Đàn,
Bảng thông báo danh sách các địa phương bị tạm dừng tuyển chọn lao động sang Hàn Quốc của Bộ LĐ-TB&XH
Bảng thông báo danh sách các địa phương bị tạm dừng tuyển chọn lao động sang Hàn Quốc của Bộ LĐ-TB&XH
Được biết, đây không phải là lần đầu tiên Hàn Quốc gửi công văn yêu cầu như vậy. Trước đó, vào tháng 5/2018, Bộ LĐ-TB&XH đã có thông báo chính thức gửi các địa phương trong cả nước, về việc phía Hàn Quốc đề nghị tạm dừng tuyển chọn lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS. Theo thông báo này, hiện cả nước có 107 quận/huyện của 12 tỉnh có tỉ lệ lao động hết hạn hợp đồng tại Hàn Quốc không về nước lớn hơn 30%. Trong số này, Hàn Quốc yêu cầu tạm dừng tuyển chọn lao động trong năm 2018 đối với 49 quận, huyện có số lượng lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc từ 60 người trở lên. Nghệ An, Thanh Hóa và Hà Tĩnh tiếp tục là 3 địa phương dẫn đầu về số quận, huyện bị cấm, trong đó cao nhất là tỉnh Nghệ An với 10 huyện, thành, thị; Hà Tĩnh có 7 huyện và Thanh Hóa có 5 đơn vị. 
 
Qua thống kê của Sở LĐ-TB&XH Nghệ An cho thấy, năm 2017 là thời gian có nhiều lao động bỏ trốn nhất, với 2.300 lao động khiến 18 huyện, thị bị tạm dừng tiếp nhận. Tiếp đó, vào năm 2018 có 11 huyện, thị bị tạm dừng và năm 2019 Nghệ An có 9 huyện, thị bị tạm dừng đưa người sang Hàn Quốc lao động.
 
Căn cứ vào thông báo của phía Hàn Quốc về tỉ lệ và số lượng lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc cuối năm 2019, năm 2020 sẽ tiếp tục dừng tuyển lao động tại các địa phương không giảm được tỉ lệ và số lao động cư trú bất hợp pháp. Đồng thời, việc tạm dừng sẽ được dỡ bỏ đối với các địa phương giảm được tỉ lệ và số lượng này. Số liệu thống kê chưa đầy đủ cho thấy, hằng năm có hàng chục người Việt Nam đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài gặp tai nạn, rủi ro. Phần lớn trong số này đều đi theo diện xuất khẩu lao động "chui", hoặc đi theo con đường chính ngạch nhưng sau đó "nhảy" ra ngoài làm việc. Tất cả những trường hợp này đều không nhận được bất cứ sự bảo lãnh, trợ giúp nào từ cơ quan chức năng mà chỉ phụ thuộc vào gia đình hoặc sự trợ giúp từ cộng đồng người Việt làm ăn, sinh sống ở nước sở tại. 
 
Thực trạng trên đã khiến rất nhiều lao động có nhu cầu sang Hàn Quốc phải tạm dừng kế hoạch. Dẫu biết, lý do lao động Việt Nam bỏ trốn, không chịu về nước, chủ yếu là do mức thu nhập cao, trong khi thị trường Hàn Quốc cần một lượng lớn nhân công. Thế nhưng, không thể để thái độ vô trách nhiệm và thiếu kỷ luật của mình ảnh hưởng đến nguyện vọng của rất nhiều người khác. Có thể thấy, việc ký quỹ vẫn chưa có tác dụng nhiều với các lao động. Giải pháp căn cơ hiện nay, vẫn chính là kéo dài thêm thời gian cho người lao động thay vì mức thông thường 3 năm như hiện nay. Đồng thời với đó là giảm bớt gánh nặng, tăng cường tuyên truyền để người lao động tự ý thức rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình khi lựa chọn con đường xuất khẩu lao động.
Việt Nam bắt đầu đưa lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (EPS) từ năm 2004 theo Bản ghi nhớ giữa Bộ LĐ-TB&XH và Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc. Kể từ khi thực hiện chương trình này tới nay, 90.000 lao động Việt Nam đã đi làm việc tại Hàn Quốc. Người lao động làm việc theo chương trình này có việc làm và thu nhập ổn định. Mức thu nhập trung bình 800 - 1.500 USD/người/tháng. Nhìn chung, người lao động Việt Nam được chủ sử dụng lao động Hàn Quốc đánh giá cao về sự chăm chỉ, cần cù, sáng tạo. Tuy nhiên, những năm gần đây, số lượng lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc cao đã ảnh hưởng tới quan hệ hợp tác lao động giữa Việt Nam và Hàn Quốc.

 

Việt Nam bắt đầu đưa lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (EPS) từ năm 2004 theo Bản ghi nhớ giữa Bộ LĐ-TB&XH và Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc. Kể từ khi thực hiện chương trình này tới nay, 90.000 lao động Việt Nam đã đi làm việc tại Hàn Quốc. Người lao động làm việc theo chương trình này có việc làm và thu nhập ổn định. Mức thu nhập trung bình 800 - 1.500 USD/người/tháng. Nhìn chung, người lao động Việt Nam được chủ sử dụng lao động Hàn Quốc đánh giá cao về sự chăm chỉ, cần cù, sáng tạo. Tuy nhiên, những năm gần đây, số lượng lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc cao đã ảnh hưởng tới quan hệ hợp tác lao động giữa Việt Nam và Hàn Quốc.

.

TUỆ TRANG

.