Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201811/bat-cap-lien-quan-cac-du-an-thuy-dien-822040/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201811/bat-cap-lien-quan-cac-du-an-thuy-dien-822040/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Bất cập liên quan các dự án thủy điện - Báo Công An Nghệ An điện tử
Chủ Nhật, 04/11/2018, 09:36 [GMT+7]

Bất cập liên quan các dự án thủy điện

(Congannghean.vn)-"Đề nghị Bộ Công Thương rà soát lại, cho dừng 6 nhà máy thủy điện đang quy hoạch xây dựng, nếu không hậu quả sẽ rất lớn. Về vấn đề xả lũ, cử tri bảo mất rừng còn mọc lại, nhưng mất đất thì mất vĩnh viễn, dân rất là khổ...". Đó là ý kiến của đại biểu Nguyễn Hữu Cầu, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Nghệ An chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương về các vấn đề nhà máy thủy điện trên địa bàn.

180 thôn, bản chưa có điện

Ngày 30/10, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, nghị trường Quốc hội tiếp tục “nóng” khi nhiều câu hỏi liên quan đến lĩnh vực quản lý của Bộ Công Thương như tình trạng giá xe nhập khẩu về Việt Nam hiện nay; xây dựng nhà máy thủy điện, quy trình xả lũ, việc xử lý các dự án kém hiệu quả... đã được gửi đến Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh. Trong đó, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu, Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An cho rằng, trên lưu vực sông Cả của địa bàn Nghệ An đi qua 3 huyện Kỳ Sơn, Tương Dương và Con Cuông, có đến 20 nhà máy thủy điện, trong đó có 8 nhà máy đã hoạt động, 6 nhà máy đang xây dựng và 6 nhà máy đang quy hoạch. Cá biệt, 1 km có 3 nhà máy thủy điện và có những thủy điện đập trữ nước bên đất của bản.

Thực tế, nhiều nhà máy thủy điện như vậy nhưng đến nay, toàn tỉnh còn 180 bản có nhà máy thủy điện hoạt động nhưng dân không có điện để thắp sáng. Ngoài ra, trong đợt lũ lịch sử 2018 vừa qua, Thủy điện Bản Vẽ xả lũ đã nhấn chìm nhiều bản làng tại các huyện Tương Dương và Con Cuông, hàng trăm hộ dân phút chốc lâm vào tình cảnh khốn cùng. Hàng loạt công trình, hạng mục cùng nhiều diện tích hoa màu cũng bị hư hỏng nặng. Tổng thiệt hại hơn 101 tỉ đồng, riêng đợt xả lũ làm mất trắng khoảng 40 tỉ đồng. Tuy nhiên, phía Tổng Công ty Phát điện 1, chủ đầu tư của Nhà máy Thủy điện Bản Vẽ mới chỉ chấp nhận phương án ủng hộ số tiền 3 tỉ đồng, giúp người dân huyện miền núi Tương Dương khắc phục hậu quả sau đợt mưa lũ vào cuối tháng 8/2018.

Thủy điện Bản Vẽ xả lũ gây thiệt hại 101 tỉ đồng nhưng chỉ đồng ý hỗ trợ 3 tỉ đồng
Thủy điện Bản Vẽ xả lũ gây thiệt hại 101 tỉ đồng nhưng chỉ đồng ý hỗ trợ 3 tỉ đồng

Trước đó, thực hiện chuyên đề “Việc thực hiện quy hoạch, kết quả, hiệu quả xây dựng các dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015 - 2017”, tháng 6/2018, Đoàn giám sát HĐND tỉnh đã đi giám sát tại các Nhà máy Thủy điện Nậm Mô (Kỳ Sơn), Bản Vẽ (Tương Dương) và Hủa Na (Quế Phong). Kết quả cho thấy, bên cạnh những vấn đề đã đạt được, các dự án thủy điện trên địa bàn Nghệ An vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập. Trong đó, chất lượng quy hoạch còn bỏ ngỏ, vẫn có 15 dự án đưa ra khỏi quy hoạch sau khi rà soát, đánh giá lại. Việc giám sát quy trình, quy chế vận hành hồ chứa các dự án thủy điện từ phía các cơ quan chức năng, an toàn vùng hạ lưu cũng như sinh thái chưa đảm bảo.

Còn nhiều tồn tại liên quan đến thủy điện

Tại các vùng tái định cư thủy điện, có những địa bàn hơn 10 năm người dân thực hiện tái định cư di dân về nơi ở mới nhưng vẫn chưa an cư để lạc nghiệp, nhiều hạ tầng chưa được đầu tư xây dựng xong; nhà ở xuống cấp, nơi ở mới không bằng nơi ở cũ, người dân thiếu đất sản xuất, thiếu nước sinh hoạt dẫn đến Nhà nước phải hỗ trợ gạo cho đồng bào tái định cư trong thời gian dài. Bên cạnh nguyên nhân chủ quan từ phía các nhà máy thủy điện, còn có nguyên nhân khách quan là do các địa phương chậm thực hiện Quyết định số 64/2014/QĐ-TTg ngày 18/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đặc thù về di dân tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện; nhất là chính sách về đất sản xuất, trồng rừng thay thế cho đồng bào.

Mới đây nhất, ngày 18/10/2018, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Văn bản số 8016/UBND-CN gửi các sở, UBND các huyện liên quan cùng Ban quản lý Dự án thủy điện 2, Công ty CP Thủy điện Hủa Na, yêu cầu giải quyết các vấn đề tồn tại liên quan đến các dự án thủy điện trên địa bàn.

Trong đó, giao trách nhiệm cho Sở Công Thương rà soát Quy hoạch các dự án thủy điện trên địa bàn, đánh giá toàn diện hiệu quả các dự án thủy điện nhỏ hiện đang triển khai thực hiện. Tham mưu báo cáo UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh loại bỏ các dự án có công suất nhỏ, ảnh hưởng lớn đến diện tích rừng và môi trường sinh thái, số hộ di dời tái định cư lớn, hiệu quả không cao. Đồng thời, kiểm tra, giám sát, đôn đốc chủ đầu tư thực hiện nghiêm túc việc xử lý môi trường, thu gom rác thải trong vùng lòng hồ, đảm bảo an toàn trong quá trình xây dựng nhà máy và công trình phụ trợ, quy trình vận hành nhà máy. Thực hiện việc trồng bù rừng thay thế, khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định; triển khai hiệu quả Quỹ bảo vệ phát triển rừng.

Rác ngập lòng hồ thủy điện nhưng chủ đầu tư có ý định thoái thác, cho rằng trách nhiệm dọn rác là của chính quyền địa phương?
Rác ngập lòng hồ thủy điện nhưng chủ đầu tư có ý định thoái thác, cho rằng trách nhiệm dọn rác là của chính quyền địa phương?

UBND tỉnh cũng đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kiến nghị ban hành hướng dẫn việc thuê đất đối với diện tích nằm trong lòng hồ thủy điện, hướng dẫn việc xây dựng công trình khí tượng, thủy văn, tiêu chí đánh giá tác động, ảnh hưởng của dự án thủy điện. Kiểm tra, đánh giá việc khai thác và tận thu lâm sản, khoáng sản trong lòng hồ thủy điện đối với các dự án đã đi vào hoạt động.

Đồng thời, chủ trì phối hợp với UBND các huyện chỉ đạo chủ đầu tư thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường khu vực lòng hồ, xử lý môi trường, thu gom tài nguyên khoáng sản trong vùng dự án, theo đề án đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt. Chú trọng vấn đề giải quyết việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, lâm nghiệp, nông nghiệp; các vấn đề phát sinh trong sản xuất và đời sống của đồng bào trong tái định cư để đảm bảo phát triển ổn định, bền vững cho đồng bào các khu tái định cư của dự án thủy điện.

.

Thiên Thảo

.