Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201807/nang-cao-hieu-qua-hop-tac-kinh-te-viet-lao-803708/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201807/nang-cao-hieu-qua-hop-tac-kinh-te-viet-lao-803708/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế Việt - Lào - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Tư, 11/07/2018, 15:16 [GMT+7]

Nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế Việt - Lào

(Congannghean.vn)-Trong nhiều năm qua, Nghệ An và các tỉnh có chung biên giới với nước bạn Lào thường xuyên có các hoạt động xúc tiến thương mại, hợp tác đầu tư. Nhiều cơ hội, tiềm năng về địa chính trị - kinh tế đang mở ra với nhiều doanh nghiệp (DN) 2 nước.

Những năm qua, Công an Nghệ An đã có nhiều hoạt động phối hợp trong công tác đảm bảo ANTT với Công an các tỉnh của nước bạn Lào, góp phần quan trọng bảo vệ ANQG, giữ gìn TTATXH
Những năm qua, Công an Nghệ An đã có nhiều hoạt động phối hợp trong công tác đảm bảo ANTT với Công an các tỉnh của nước bạn Lào, góp phần quan trọng bảo vệ ANQG, giữ gìn TTATXH

Tỉnh Nghệ An có 419 km đường biên giới với 3 tỉnh Bôlykhămxay, Xiêng Khoảng và Hủa Phăn của nước CHDCND Lào, có 1 cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn, 4 cửa khẩu phụ là Thanh Thủy, Tam Hợp, Cao Vều và Thông Thụ và 15 lối mở biên giới. Với hệ thống cửa khẩu, lối mở trên địa bàn đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua bán, trao đổi hàng hóa và đi lại của người dân, phương tiện qua lại biên giới của 2 nước. Thời gian qua, Nghệ An và các tỉnh của nước bạn Lào có chung đường biên giới đã duy trì và phát triển mối quan hệ thân tình, cởi mở, đoàn kết hữu nghị và hợp tác toàn diện, luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các DN giao lưu và trao đổi hàng hóa giữa 2 nước.

Với chính sách khuyến khích đầu tư, hợp tác kinh tế của tỉnh Nghệ An với nước bạn Lào, hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh của các DN Nghệ An tại Lào được đẩy mạnh với khoảng 90 DN của Nghệ An trực tiếp đầu tư, kinh doanh vào thị trường Lào. Tổng vốn các dự án đầu tư ước đạt khoảng 200 triệu USD. Nhằm tạo cơ hội cho các DN trao đổi thông tin và tìm kiếm cơ hội hợp tác, kinh doanh trên các lĩnh vực tại nhiều khu vực trong nước và ngoài nước, trong đó có nước bạn Lào, hoạt động xúc tiến thương mại tiếp tục được đẩy mạnh phong phú và đa dạng. Hàng năm, tỉnh đều tổ chức Đoàn DN tham gia tích cực các hội chợ, thu hút nhiều DN trên các lĩnh vực thế mạnh của địa phương.

Theo quy hoạch, Nghệ An có 30 chợ biên giới (thuộc 6 huyện giáp biên giới với Lào), trong đó có 3 chợ cửa khẩu là Thanh Thủy, huyện Thanh Chương; Thông Thụ, huyện Quế Phong; Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn. Hiện, có 7 chợ biên giới đang hoạt động, tuy nhiên cơ sở vật chất còn khó khăn, tạm bợ. Trong hệ thống các chợ cửa khẩu, biên giới còn có chợ Đin Đăm là chợ thuộc huyện Noọng Hét, tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào, sát với cửa khẩu Nậm Cắn, được xây dựng từ năm 2006. Đây là nơi giao lưu, trao đổi hàng hóa giữa nhân dân vùng biên giới tỉnh Nghệ An và Xiêng Khoảng. Số lượng thương nhân có ki-ốt kinh doanh thường xuyên tại chợ khoảng trên 100 người. Doanh số bình quân ước đạt 7 tỉ đồng/năm.

Trong giai đoạn 2012 - 2017, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu (XNK) hàng hóa 2 chiều giữa Nghệ An và Lào có nhiều biến động. Theo đó, từ 2012 - 2014, kim ngạch XNK hàng hóa từ Lào tăng mạnh, từ 79,28 triệu USD năm 2012 lên đến 155,22 triệu USD năm 2014. Tuy nhiên, bước sang năm 2015, kim ngạch XNK có chiều hướng đi xuống. Giai đoạn 2014 2016, tổng kim ngạch XNK lại giảm 48,87%. Đến năm 2017, kim ngạch XNK 2 chiều đã giảm xuống còn 21,7 triệu USD. Nguyên nhân chính được xác định là do sự giảm sút kim ngạch hàng gỗ. Trong 6 tháng đầu năm 2018, tổng kim ngạch XNK giữa Nghệ An và Lào ước đạt 15,36 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 13,66 triệu USD, mặt hàng xuất khẩu sang Lào chủ yếu là vật liệu xây dựng, thiết bị điện, dây cáp điện… Kim ngạch nhập khẩu đạt 1,7 triệu USD.

Ngoài ra, các sở, ban, ngành của tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động giúp đỡ, đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ ngành tương ứng với các tỉnh bạn: Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh tổ chức tập huấn nghiệp vụ quản lý bảo vệ biên giới cho cán bộ BĐBP thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hủa Phăn. Công an tỉnh Nghệ An giúp đỡ 2 tỉnh Xiêng Khoảng, Hủa Phăn đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, công tác ANTT và an ninh biên giới cho 60 lượt CBCS; Bệnh viện Đa khoa Nghệ An cử cán bộ định kỳ, luân phiên sang giúp đỡ, đào tạo chuyên môn cho cán bộ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Xiêng Khoảng…

Hoạt động văn hoá, thể thao và du lịch cũng được chính quyền 2 bên đẩy mạnh, tạo mối liên kết vững bền. Hiện, Nghệ An đang cải tạo, nâng cấp Phòng trưng bày và tiếp tục chỉnh lý, bổ sung trưng bày, giới thiệu về thân thế, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản và mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạnh Lào tại Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh, phục vụ nhu cầu tham quan của khách trong nước, quốc tế, nhất là sinh viên nhằm giáo dục truyền thống đoàn kết hữu nghị Việt - Lào.

Chính quyền địa phương cũng đang chỉ đạo đẩy mạnh các hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch, khảo sát các điểm du lịch theo tuyến đường bộ Nghệ An - Xiêng Khoảng - Luang Pra Bang - Viêng Chăn (Lào) nối du lịch đường 7 với đường 8 thành tuyến du lịch khép kín. Trong năm 2017, khách du lịch là người Lào đến Nghệ An thông qua các đơn vị lữ hành khai thác ước đạt 1.870 lượt người, khách là người Nghệ An đi du lịch sang Lào đạt 2.459 lượt người.

Hiện, có nhiều nguyên nhân khiến giá trị hiệu quả đầu tư giữa 2 bên gặp một số rào cản. Như về phía Việt Nam, hiện nay, các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới trên địa bàn tỉnh đang làm thủ tục công bố theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới. Do đó, hoạt động thông quan hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới còn gặp nhiều khó khăn. Chỉ thị 15 khiến kim ngạch nhập khẩu gỗ từ Lào giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp ký hợp đồng nhập khẩu gỗ trước thời điểm Chỉ thị ban hành nên gặp nhiều khó khăn. Trong khi hạ tầng giao thông và thương mại khu vực cửa khẩu biên giới, đặc biệt các chợ biên giới thời gian qua chưa có nguồn lực để đầu tư, cải tạo, nâng cấp và xây mới…

Ưu tiên hàng đầu đặt ra thời điểm hiện nay là tiếp tục tranh thủ mọi nguồn lực để đầu tư nâng cấp hạ tầng thương mại biên giới, góp phần ổn định và phát triển bền vững. Đồng thời, ưu tiên xây dựng mở rộng và nâng cấp các tuyến đường giao thông tại các cửa khẩu nhằm thúc đẩy giao thương kinh tế giữa các nước. Tập trung rà soát, đánh giá các chợ biên giới để xây dựng cơ chế hỗ trợ, huy động vốn đầu tư, nâng cấp các công trình hạ tầng thương mại, nhất là đầu tư xây dựng chợ và các dịch vụ tại 2 cửa khẩu Nậm Cắn, Thanh Thủy, đáp ứng yêu cầu giao thương của cư dân biên giới. Từ đó, chuyển hóa hiệu quả, đa dạng các hoạt động đầu tư giữa Nghệ An với các tỉnh nước bạn Lào.

.

Tuệ Trang

.