Kinh tế xã hội

DN gánh hàng loạt chi phí bất hợp lý

09:13, 26/08/2017 (GMT+7)
TIN LIÊN QUAN
Các chuyên gia cho rằng nhiều chi phí bất hợp lý đang là gánh nặng cho doanh nghiệp, vì thế cần phải có các giải pháp mạnh để kiểm soát các chi phí chính thức lẫn không chính thức.
 
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã  yêu cầu năm 2017 là năm tập trung giảm chi phí cho doanh nghiệp và đã liên tục có những chỉ đạo về vấn đề này.
 
Theo ý kiến các chuyên gia tại hội thảo “Cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp: Thực trạng và đề xuất” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức ngày 24/8, các chi phí bất hợp lý (bao gồm cả chi phí chính thức và không chính thức) chưa được đề cập đầy đủ trong các giải pháp cải cách hiện hành, nhiều quy định bất hợp lý nhưng chưa được sửa đổi.
Theo ông Đặng Quang Vinh, khi đăng công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải đóng lệ phí 300.000 đồng/lần là bất hợp lý.
Theo ông Đặng Quang Vinh, khi đăng công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải đóng lệ phí 300.000 đồng/lần là bất hợp lý.
Theo ông Đặng Quang Vinh (CIEM), chẳng hạn, doanh nghiệp phải tự ghi mã ngành cấp 4 trong hồ sơ đăng ký kinh doanh, với nội dung phức tạp, không rõ ràng và quy định ở nhiều văn bản khác nhau.
 
Tương tự, khi đăng công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải đóng lệ phí 300.000 đồng/lần là bất hợp lý.
 
Đề cập đến vấn đề đang rất nóng liên quan đến BOT, ông Vinh phản ánh ý kiến từ doanh nghiệp là chi phí vận tải đường bộ, đặc biệt đường BOT ngày càng tăng.
 
Một trong những nguyên nhân được ông Vinh đề cập là quy định hiện hành cho phép doanh nghiệp có dự án BOT vay vốn quá nhiều (đến 90%) và không buộc đấu thầu chọn nhà thầu thi công. Bộ Giao thông vận tải và Bộ Tài chính cho phép doanh nghiệp BOT lãi 11% trên tổng dự toán đầu tư khi chưa có kết quả quyết toán và kiểm toán công trình.
 
Giải pháp được CIEM đề nghị là cần sửa Nghị định 15/2015/NĐ-CP, bắt buộc đấu thầu xây dựng dự án BOT, chỉ chấp nhận vốn vay tối đa 70%, vốn sở hữu phải có nguồn gốc rõ ràng.
 
Ông Trương Văn Cẩn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may cho biết doanh nghiệp kêu rất nhiều, đưa ra nhiều kiến nghị sửa đổi, nhưng quá trình đi đến quyết định sửa đổi... rất gian nan, thậm chí nhiều quy định bất cập vẫn không được sửa đổi dù đã được kiến nghị nhiều lần.
 
Theo ông Cẩn, việc yêu cầu chủ doanh nghiệp phải có bằng cao đẳng về hoạt động in hoặc tham gia lớp bồi dưỡng do Bộ Thông tin và truyền thông tổ chức trong vòng 3 tháng mới đủ điều kiện nhập khẩu là bất hợp lý nhưng vẫn chưa được sửa đổi, dù được kiến nghị nhiều lần.
 
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cũng dẫn chứng trường hợp doanh nghiệp dệt may than thở rằng nhiều khoản chi phí cho vận tải, logistics ngày càng tăng khiến lợi nhuận ngày càng teo tóp.
 
Phí công đoàn rất nhạy cảm, đây là đặc thù của Việt Nam, không nước nào phải đóng nhưng ở Việt Nam chiếm đến 2% tổng quỹ lương. Còn sử dụng thế nào thì không rõ - ông Tuấn bình luận.
 
Không chỉ các chi phí chính thức, những chi phí không chính thức cũng ngày càng tăng, tạo áp lực cho doanh nghiệp. “Chúng tôi điều tra nhiều năm liền thì chi phí không chính thức hầu như giảm không đáng kể, mà doanh nghiệp nhỏ lại phải chi nhiều hơn”, ông Tuấn cho biết.
 
Gánh nặng khác cũng được ông Tuấn đề cập là tiền thuê đất một số địa phương tăng đến 4- 5 lần, có doanh nghiệp phản ánh họ phải chịu tiền thuê đất tăng đến 14 lần. Như thế thì không có một kế hoạch kinh doanh nào có thể trụ được.
 
Ông Lê Duy Bình, Giám đốc Công ty tư vấn Economica, khẳng định những chi phí mà doanh nghiệp phải chi trả đang là rào cản khiến các hộ kinh doanh ngại lên doanh nghiệp.
 
Theo tính toán, một hộ kinh doanh cá thể quy mô 10 người khi chuyển hộ kinh doanh lên doanh nghiệp phải nộp các chi phí thuế, bảo hiểm xã hội... ít nhất 50 triệu đồng.

Nguồn: Thành Đạt/Chinhphu.vn

Các tin khác