Liên quan gói hỗ trợ 16 nghìn tỉ đồng (đã được Quốc hội ra nghị quyết và Chính phủ phân bổ cụ thể cho Cảnh sát biển, Kiểm ngư và ngư dân), nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội khẳng định, đây là chính sách hỗ trợ cần thiết trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên, đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm việc giám sát sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, tránh sử dụng sai mục đích, gây thất thoát, lãng phí.
Đây là nguồn tiền Nhà nước dành cho các lực lượng bảo vệ chủ quyền biển đảo (trong đó 11.500 tỉ đồng sử dụng đóng 32 tàu biển và 4.500 tỉ đồng hỗ trợ ngư dân) đòi hỏi phải sử dụng đúng mục đích, phòng ngừa các hiện tượng tiêu cực, trục lợi.
Đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa) cho rằng, đó là quyết sách rất quan trọng, nhất là trong tình hình hiện nay kLiên quan gói hỗ trợ 16 nghìn tỉ đồng (đã được Quốc hội ra nghị quyết và Chính phủ phân bổ cụ thể cho Cảnh sát biển, Kiểm ngư và ngư dân), nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội khẳng định, đây là chính sách hỗ trợ cần thiết trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên, đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm việc giám sát sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, tránh sử dụng sai mục đích, gây thất thoát, lãng phí. hi hằng ngày chúng ta đang chứng kiến khí phách của ngư dân bảo vệ chủ quyền biển đảo. Chủ trương của Chính phủ tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong khi còn rất nhiều khó khăn nhưng đã dành 16 ngàn tỉ đồng để tăng cường khả năng chiến đấu của Cảnh sát biển, Kiểm ngư...
Theo ông, việc dành nguồn vốn để ngư dân vay với lãi suất cực kỳ ưu đãi 3%/năm, ân hạn một năm được mang chính con tàu ấy làm vật thế chấp là rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, đại biểu Nam đề nghị, những quyết sách mới cần có những chỉ đạo cách thức thực hiện với trách nhiệm rõ ràng của những người được giao nhiệm vụ bởi những tiêu cực của các dự án đánh bắt xa bờ từ những năm 90 thế kỷ XX “vẫn còn ẩn khuất”. Do đó, các ngành trong khối nội chính cần có kế hoạch theo dõi giám sát chặt chẽ việc thực hiện chính sách dành cho ngư dân và trừng trị thật nghiêm khắc các hành vi cản trở chính sách, hành vi tham nhũng.
Đại biểu Nguyễn Thành Tâm (Tây Ninh) đánh giá, gói tăng cường đầu tư hỗ trợ cho lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư và ngư dân, “tôi cho rằng đây là nhiệm vụ cấp bách phải thực hiện, tập trung thực hiện để bảo vệ chủ quyền quốc gia”. Tuy nhiên, đây là nhiệm vụ mới phát sinh trong 2014, năm tài chính 2013 đã kết thúc, do đó cần phải đưa vào nhiệm vụ chi năm 2014 để phản ánh đúng thực chất. Đồng thời chính sách hỗ trợ ngư dân phải tính toán đảm bảo tính đồng bộ mới phát triển chuỗi giá trị của ngành ngư nghiệp. Cần rút kinh nghiệm từ chương trình đánh bắt xa bờ đã triển khai trước đây nhằm đem lại những lợi ích thiết thực và hiệu quả, đem lại sự phát triển bền vững cho nền kinh tế quan trọng này.
Thứ hai, phải rà soát, tính toán, phân bổ lại nguồn lực Ngân sách Nhà nước trong điều kiện nhiệm vụ mới cấp bách phát sinh. Trước mắt cũng như dự liệu cho lâu dài, cần thiết Quốc hội và Chính phủ phải có những định hướng chính thức về thực hiện tái phân bổ nguồn lực để thống nhất quan điểm và tổ chức thực hiện trong thời gian sắp tới.
Theo ông, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo chặt chẽ việc tiết kiệm chi tiêu công, cả chi đầu tư và chi thường xuyên khắc phục cho được bệnh hình thức hoành tráng trong mua sắm, đầu tư tài sản công, tổ chức sự kiện lễ hội có cơ chế kiểm soát và biện pháp chế tài mạnh đối với việc chấp hành chỉ đạo, không chấp hành chỉ đạo của Chính phủ trong thực hiện tiết kiệm chi tiêu. Nếu cần thiết có thể xem xét cơ chế tiếp tục áp dụng hạn mức tiết kiệm chi thường xuyên như năm 2013 đã thực hiện để dành nguồn lực cho dự phòng và ưu tiên tiếp tục đầu tư cho công tác phát triển kinh tế gắn với quốc phòng, an ninh, nhất là kinh tế biển.
Chính phủ hỗ trợ gói 16 nghìn tỷ đồng cho các lực lượng giữ gìn biển đảo |
Ông Đặng Ngọc Tùng - Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chia sẻ: “Tôi tiếp cận với công nhân, với ngư dân, có thể nói, phiên họp vừa rồi của Chính phủ thông qua một quyết sách rất hợp với lòng dân, thực hiện được chủ trương về kinh tế biển của Đảng và Nhà nước và đi vào cuộc sống. Chúng ta hy vọng rằng, với những quyết sách này ngư dân sẽ có điều kiện bám biển. Chúng tôi kiến nghị phải đi vào thực tế, cụ thể, ngư dân đặc biệt là ngư dân ở Lý Sơn, ở Quảng Nam, ở Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung đang rất cần những tàu lớn, tàu sắt, tàu dịch vụ hậu cần để làm sao cung cấp nhiên liệu, thực phẩm, nước và chính tàu này thu mua lượng cá mà ngư dân đánh bắt được từ ngoài biển, chứ không phải chạy ra chạy vào tốn dầu, chính tàu này chế biến được và cung cấp được cho thị trường. Đó là điều ngư dân rất mong muốn, chẳng những bám ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa, mà còn hướng ra đại dương, từ kinh tế biển làm giàu cho đất nước trong thời gian tới”.
Về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Thị Phúc (Bình Thuận) biểu đạt nhất trí cao với dự kiến chi 16.000 tỉ đồng để hỗ trợ ngư dân đóng tàu đánh bắt xa bờ, đóng tàu trang, thiết bị cho Cảnh sát biển, lực lượng Kiểm ngư từ nguồn tăng bội chi, cắt giảm chi Ngân sách Trung ương năm 2013 mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình ra tại kỳ họp này.
Tuy nhiên, bà đề nghị Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa đầu tư, khắc phục tình trạng xâm thực biển, xây dựng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền, nâng cấp hệ thống giao thông và các công trình phòng thủ trên các đảo. Nhiều ý kiến cũng cho rằng, về phát triển ngành thủy sản, hỗ trợ ngư dân bám biển, làm giàu từ biển cũng nhằm góp phần bảo vệ chủ quyền.
Trong những năm qua, thực hiện chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm phát triển cơ sở hạ tầng kế tục nghề cá, hỗ trợ, khuyến khích ngư dân bám biển, các chính sách đã hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp và ngư dân, góp phần bảo đảm việc khai thác và chế biến thủy sản được ổn định, từng bước cải thiện đời sống của các hộ ngư dân vùng ven biển và hải đảo. Tuy nhiên, công tác quản lý, phát triển tàu cá chưa có một quy hoạch hợp lý, thiếu định hướng dẫn đến số lượng phương tiện khai thác ven bờ chiếm tỷ lệ lớn. Chính sách tín dụng cho vay ưu đãi tuy được thực hiện, nhưng nguồn vốn chưa thực sự đến với người dân...
Nên có sự hỗ trợ thích đáng cho lực lượng Công an
Cùng với việc hỗ trợ Cảnh sát biển, Kiểm ngư và ngư dân, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, trong điều kiện hiện nay cần có sự hỗ trợ thích đáng cho lực lượng Công an. Qua những vụ việc xảy ra vừa rồi cho thấy, cần có sự trang bị tốt hơn cho lực lượng Công an về phương tiện, kỹ thuật, đồng thời có chính sách cho lực lượng Công an bám địa bàn, bảo vệ an ninh, an toàn tại các khu công nghiệp. Đại biểu Thích Thanh Quyết cho biết, cử tri rất hoanh nghênh Chính phủ đã bố trí 16.000 tỉ đồng cho các lực lượng giữ gìn và phát triển kinh tế biển. “Tôi nghĩ số này vẫn là ít, nếu có thể tăng 5 đến 10.000 tỉ đồng nữa thì mới tạm được nhưng phải ưu tiên cho lực lượng Công an, vì họ phải giữ gìn an ninh, trật tự trên đất liền” - đại biểu đề nghị.
Liên quan gói hỗ trợ 16 nghìn tỉ đồng (đã được Quốc hội ra nghị quyết và Chính phủ phân bổ cụ thể cho Cảnh sát biển, Kiểm ngư và ngư dân), nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội khẳng định, đây là chính sách hỗ trợ cần thiết trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên, đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm việc giám sát sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, tránh sử dụng sai mục đích, gây thất thoát, lãng phí.
Đại biểu Bùi Văn Phương đề nghị cân đối lại nguồn lực trên các lĩnh vực một cách hợp lý, có thể giãn, hoãn công trình chưa thật cần thiết, ưu tiên cho những lĩnh vực thiết yếu, trước hết ưu tiên nguồn lực cho đảm bảo quốc phòng và an ninh quốc gia. Trong đó, ưu tiên số 1 là ban hành ngay những chính sách đãi ngộ thỏa đáng cho các lực lượng đang làm nhiệm vụ nơi biên giới, hải đảo, nhất là các lực lượng đang làm nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên các vùng biển của Tổ quốc. Sự việc xảy ra tại Bình Dương, Đồng Nai, Hà Tĩnh đòi hỏi chúng ta không chỉ đầu tư cho lĩnh vực biển, mà cần phải đầu tư cho lực lượng Công an cả về nguồn lực, cả về quân số, các điều kiện cần thiết vật chất khác, để lực lượng Công an ở những khu vực trọng điểm có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ.
|
.