Kinh tế xã hội
Chợ cá chép thành Vinh ngày 23 tháng Chạp
(Congannghean.vn)-Từ ngày xửa ngày xưa, khi con người vẫn còn sống theo lối du mục, rồi định cư trồng lúa, làm nương, tức là lúc con người biết nấu nướng, làm chín thức ăn, con người đã tin rằng luôn có một vị thần bếp canh giữ, và ban may mắn cho gia đình. Vị thần bếp đó chính là Táo Quân.
Vì Táo Quân quanh nằm ở trong bếp nên biết hết mọi chuyện xảy ra, dù chuyện tốt hay chuyện dở. Với mong muốn Thần Bếp sẽ “phù hộ” cho gia đình mình được nhiều may mắn, nên hàng năm Tết đến, người ta thường làm lễ tiễn đưa Táo Quân chầu trời một cách long trọng.
Cá chép là phương tiện duy nhất có thể đưa Táo Quân về trời. Bởi thế, vào ngày này, sau khi làm lễ xong, các gia đình đều cúng con cá chép rồi đem ra sông hay ra ao thả, ngụ ý “cá hóa long”, nghĩa là cá sẽ hóa rồng, vượt vũ môn, làm phương tiện cho Táo quân cưỡi về trời.
Ngay từ sáng sớm, ở các chợ đã ngập tràn các loại cá chép |
Cá chép truyền thống không màu sắc sặc sỡ |
Hàng ngàn con cá chép trong các hộp xốp sẽ được phóng sinh ra các ao hồ tự nhiên |
Năm nay, cá chép đỏ xuất hiện khắp các chợ |
Các chép đỏ lớn, giá từ 40-50.000đ/con |
Cá chép 'choai choai' từ 15-20.000đ/con |
Cá chép nhỏ, 50.000đ/10con |
Gian hàng này tất bật từ sáng sớm với đủ loại cá chép |
Cá được nhập về từ các vùng như huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu... |
Để cá khỏe, các chủ hàng đầu tư cả hệ thống sục ô xi |
Rất đông người dân mua cá từ sáng sớm |
Các góc chợ đều chen chặt người bán người mua cá chép |
Cá được đóng sẵn trong túi nước để phóng sinh |
Cả các ngõ ven chợ đều kín chỗ |
Nếu con cá chép nào cũng vượt vũ môn hóa rồng thì chị này đang kinh doanh cả một đàn rồng |
Bình Nguyên