Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201312/than-trong-voi-nuoc-cong-kep-dom-433413/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201312/than-trong-voi-nuoc-cong-kep-dom-433413/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Thận trọng với nước Cống Kẹp dởm - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 26/12/2013, 08:40 [GMT+7]

Thận trọng với nước Cống Kẹp dởm

(Congannghean.vn)- Gần 1,3 vạn dân xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn cùng nhiều hộ dân ở các vùng lân cận, hàng chục năm nay đã quen với việc hàng ngày đến Cống Kẹp xách nước về dùng. Không phải vì người dân Khánh Sơn thiếu nước sinh hoạt, đơn giản vì nước Cống Kẹp có nhiều điều ưu điểm: Chảy ra từ tận sâu trong lòng núi Sắt nhưng tuyệt nhiên không một tí gợn, mùa đông ấm, mùa hè mát lạnh, có thể uống trực tiếp mà không cần đun nấu, đem về cất rượu, nấu nước chè thì ngon phải biết... Nước Cống Kẹp đã được cơ quan chức năng kiểm định chất lượng. Vậy nhưng, thời gian gần đây, lợi dụng điều này, một số hộ dân đã đào thêm giếng để tích nước bán dưới danh nghĩa nước Cống Kẹp.

“Mỏ nước” trời ban

Cống Kẹp nằm cạnh QL 15A, dưới chân núi Sắt thuộc địa bàn xóm 14, xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn. Người dân Khánh Sơn khẳng định, nước Cống Kẹp uống trực tiếp cũng không đau bụng; trong vắt, dù để hàng năm vẫn không một tí gợn, dùng để pha trà, nấu nước, pha cà phê, làm tương thì không có nước nào trong vùng ngon hơn. Nhiều người còn khẳng định, vào mùa đông, nước ấm, họ đã từng dùng nước này pha sữa cho trẻ nhỏ, đánh tiết canh mà không cần đun nấu (?).

Nhiều người đồn thổi, đây là nước tiên, nước thánh, là sữa của một con phượng hoàng chảy ra từ lòng núi nên mới có những điều kỳ diệu như vậy. Tiếng lành đồn xa, cộng với những lời thêu dệt có cánh, khoảng 10 năm nay, mỏ nước này đã thu hút rất nhiều người dân ở các vùng phụ cận về đây lấy nước. Do chỉ có một điểm lấy nước nên mùa hè thường xảy ra cảnh chen lấn, xô đẩy, thậm chí, nhiều đối tượng về đây “cai” mỏ nước này để bán cho người dân, cảnh xô xát xảy ra như cơm bữa, gây mất ANTT.

Trước tình hình đó, giữa năm 2010, sau khi được cấp giấy chứng nhận nước sạch, đảm bảo ATVSTP, UBND xã Khánh Sơn đã cho ông Nguyễn Trọng Lịch, một người dân địa phương nhận thầu với giá 120 triệu đồng/năm; số tiền này trừ vào ngân sách được cấp hàng năm của địa phương. Người nhận thầu đã đầu tư hệ thống mái che để điều tiết nước cho người dân. Mỗi gia đình, vào mùa hè khi đến lấy nước đều bị hạn chế số lượng và phải trả phí 1.000 đồng/20 lít, mùa đông thì không hạn chế số lượng.

Một hộ dân đào bể chứa ngay dưới chân núi Sắt, đối diện Cống Kẹp

Với những người ngoài địa phương, hoặc đến đây lấy nước để đem bán cho người dân thì phải chịu mức phí 2.000 - 3.000 đồng/20 lít. Nhiều người ở TP Vinh, Hà Nội nghe tiếng nước Cống Kẹp trong lành cũng về tận Khánh Sơn mua nước. Trung bình, mỗi ngày mùa hè, ông Lịch bán được 600 - 700 can nước; mùa đông, lượng người đến lấy nước ít hơn (khoảng 300 can). Do không có hệ thống chứa nước nên nước Cống Kẹp chảy ra cánh đồng trước làng một cách hết sức lãng phí.

Thận trọng với nước Cống Kẹp dởm, tránh lãng phí tài nguyên nước

Kể từ khi có người nhận thầu, tình trạng chen lấn, xô đẩy, xô xát không còn xảy ra. Tuy nhiên, từ một cống nước ban đầu được kiểm định chất lượng, người dân xóm 14, xã Khánh Sơn đã đào thêm 2 mỏ nước quanh núi Sắt, ngoài việc sử dụng trong gia đình thì còn đem bán.

Chúng tôi đến đây khi một hộ dân ở dưới chân núi Sắt, đối diện Cống Kẹp đang đào, khoan giếng ngay sau vườn nhà. Mặc dù, hộ dân này khẳng định giếng được đào để phục vụ gia đình nhưng nhìn thệ thống ống dẫn nước, phi tẹc được đầu tư kéo sát tận Quốc lộ 15A, không khó để nhận ra mục đích chính của hộ gia đình này. Ông Đặng Văn Việt - Chủ tịch UBND xã Khánh Sơn xác nhận, nước Cống Kẹp được giao quản lý không vì mục đích thương mại mà phục vụ dân sinh, để nhân dân trong vùng ai cũng được hưởng “mỏ nước” do trời ban này.

Việc thường xuyên xảy ra xô xát khi chưa có người quản lý mỏ nước tại xóm 14 là có thật. Sau khi nước được kiểm định và giao cho ông Lịch quản lý, tình trạng trên đã không còn diễn ra. “Nghe nói có một công ty đang xin cấp phép triển khai dự án khai thác một mỏ nước gần Cống Kẹp. Nếu đem lại nguồn nước sạch cho nhân dân là rất tốt, nhưng xã sẽ không đồng ý nếu công ty này khoan nước tại vị trí gần Cống Kẹp vì như thế sẽ ảnh hưởng đến mỏ nước này.

Hiện nay, có một số hộ tự phát đào, khoan giếng lấy nước bán, trong đó có 2 vòi trong hộ nhà anh Thỏa Viên, 1 vòi gần Cống Kẹp chưa được kiểm định về chất lượng, xã khuyến cáo người dân không nên mua sử dụng giống như nước Cống Kẹp. Chúng tôi cũng đã mời các hộ dân này lên làm việc, đình chỉ việc bán nước và giao cho xóm quản lý” , ông Việt cho biết thêm.

.

Võ Văn Dũng