Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201312/kinh-so-cong-nghe-nho-long-tho-may-do-thoi-trang-435075/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201312/kinh-so-cong-nghe-nho-long-tho-may-do-thoi-trang-435075/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Kinh sợ công nghệ nhổ lông thỏ, may đồ thời trang - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Hai, 30/12/2013, 15:32 [GMT+7]

Kinh sợ công nghệ nhổ lông thỏ, may đồ thời trang

Một loạt các hãng thời trang phổ biển trên thế giới như H&M, Next, Marks & Spencer, và mới đây nhất là Zara, Gap, đã cam kết ngừng sản xuất sản phẩm từ lông thỏ do nhận nhiều chỉ trích về việc ngược đãi động vật.


Mới đây, hãng thời trang Zara (thuộc tập đoàn Inditex, Tây Ban Nha) và Gap (thuộc Gap Inc., Mỹ) đã quyết định dừng sản xuất các sản phẩm sử dụng lông thỏ, tiếp bước các tên tuổi nổi tiếng khác như hãng Next, H&M và Marks & Spencer. Tuyên bố này từ hai hãng thời trang đi cùng với một đoạn video ngắn ghi lại cảnh các công nhân tại các xưởng may gia công ở Trung Quốc thực hiện cạo lông thỏ để lấy nguyên liệu sản xuất quần áo vô cùng tàn nhẫn.

Nhiều người tiêu dùng đã lên tiếng trước hành động ngược đãi thú vật dã man này và kêu gọi tẩy chay các cửa hàng có bán các sản phẩm từ lông thỏ. Cùng với đó, một cuộc vận động chữ ký đã được kêu gọi trên trang web của tổ chức phi lợi nhuận SumOfUs.org, nhằm yêu cầu hãng Zara dừng bán những món đồ làm từ lông thỏ. Cuộc vận động đã thu thập được hơn 295.000 chữ ký từ những người ủng hộ trên khắp thế giới.

Ngày 18/12, tập đoàn Inditex, chủ sở hữu thương hiệu thời trang Zara, đồng thời cũng là chủ các thương hiệu nổi tiếng khác như Massimo Dutti, Bershka, Zara Home v.v…, công bố sẽ dừng các đơn đặt hàng lông thỏ cho các sản phẩm của Zara, cho tới khi xác nhận được cơ sở sản xuất đạt các tiêu chuẩn phù hợp với yêu cầu của Inditex.

Con thỏ bị người chủ buộc giữ hai chân, kéo căng người và dùng dao để cạo lông
Con thỏ bị người chủ buộc giữ hai chân, kéo căng người và dùng dao để cạo lông

“Tiếp bước” Zara, hãng thời trang Gap cũng tuyên bố trên tài khoản Twitter rằng sẽ hoãn các đơn đặt hàng lông thỏ, trong lúc thực hiện điều tra thêm về công nghệ sản xuất lông thỏ ở các xưởng gia công.

Trước đó, ASOS – một công ty bán lẻ thời trang trực tuyến hàng đầu Anh Quốc – cũng quyết định dỡ bỏ các sản phẩm lông thỏ. Người đại diện của ASOS phát biểu, việc động vật bị ngược đãi để phục vụ sản xuất thời trang, mỹ phẩm là không thể chấp nhận. Các khách hàng đã mua sản phẩm từ lông thỏ sẽ được bồi hoàn toàn bộ số tiền mua hàng.

Mimi Bekhechi, đại diện Tổ chức bảo vệ động vật PETA, phát biểu: “Dỡ bỏ tất cả các sản phẩm sử dụng lông động vật là một việc làm đúng đắn của ASOS đối với động vật và người tiêu dùng. Các sản phẩm từ lông là một sự tàn nhẫn, và PETA mong muốn tất cả các hãng thời trang cũng làm theo ASOS, thể hiện rằng sự ngược đãi động vật không thể hiện diện trên các gian hàng.”

Thỏ được nuôi trong các cũi sắt, điều kiện sống rất thiếu vệ sinh
Thỏ được nuôi trong các cũi sắt, điều kiện sống rất thiếu vệ sinh


Sở dĩ lông thỏ được ưa chuộng là bởi chất liệu này mềm, nhẹ và ấm hơn hẳn chất len, sợi lông siêu mảnh, có đường kính chỉ 11 micron (11 phần nghìn milimet). Hơn nữa, len lông thỏ lại có giá thành khá rẻ so với các loại lông động vật xa xỉ khác. Một chiếc áo len lông thỏ tại hãng Topshop (Anh) có giá khoảng 35 - 60 bảng (tương đương 1,2 - 2 triệu đồng), hay một chiếc khăn của hãng bán lẻ John Lewis (Anh) có giá 30 bảng (khoảng 1 triệu đồng).

Tuy nhiên, sự thật đằng sau những sản phẩm lông thỏ là “công nghệ” sản xuất ngược đãi động vật vô cùng dã man.

Tổ chức PETA đã phơi bày những hình ảnh về ngành công nghiệp làm lông thỏ tại Trung Quốc – đất nước sản xuất ra 90% lượng lông thỏ đang được tiêu thụ trên khắp thế giới.

Các chuyên gia của PETA đến 10 cơ sở nuôi và sản xuất lông thỏ khác nhau và chứng kiến việc ngược đãi động vật tàn nhẫn ở cả 10 cơ sở này. PETA từ chối đưa ra tên của những cơ sở này, tuy nhiên đã ghi lại những hình ảnh khiến người xem phải rùng mình.

Con thỏ bị thương nặng sau khi bị nhổ lông
Con thỏ bị thương nặng sau khi bị nhổ lông

Hơn một nửa trong số những cơ sở bị khám xét sử dụng cách nhổ lông thỏ trực tiếp khi còn sống thay vì dùng dao cắt, khiến những con thỏ phải chịu đau đớn cực điểm. Thông thường, một kilo lông thỏ có giá bán khoảng 22 đến 28 bảng Anh (khoảng 750.000 – 950.000 VNĐ). Tuy nhiên, nếu dùng cách nhổ lông thỏ thay vì cắt, sẽ thu được sợi lông dài hơn và có thể bán được với giá gấp đôi.

Các cơ sở nuôi thỏ ở Anh cho biết, để nhổ lông thỏ mà không gây hại cho con vật phải mất khoảng 2 tuần để cho lông mềm ra, và khoảng 1 tiếng đồng hồ nếu muốn nhổ bớt lông. Thông thường, loài thỏ này sẽ tự rụng bớt lông, và được cắt tỉa lông cứ 14 – 16 tuần một lần. Việc cắt tỉa lông cho những con thỏ này là việc chăm sóc cần thiết, bởi nếu lông quá dài sẽ bất tiện cho việc sinh hoạt của con thỏ. Hiện tại ở Anh còn rất ít cơ sở sản xuất lông thỏ, bởi các cơ sở này không thể cạnh tranh được với giá nhân công rẻ mạt của thị trường Trung Quốc.

Tại các cơ sở ở Trung Quốc, việc thu hoạch lông thỏ đều đặn diễn ra cứ 3 tháng một lần và chỉ mất vài phút nhanh gọn với mỗi con thỏ. Những con thỏ bình thường có tuổi thọ khoảng 5 năm, song tại đây một con thỏ chỉ sống được 3 năm. Chúng được nuôi giữ trong các cũi sắt nhỏ, điều kiện sống rất mất vệ sinh. Những chiếc cũi này không có mặt sàn bằng phẳng mà chỉ là các thanh kim loại, làm tổn thương bàn chân của những con thỏ này và tất nhiên chúng không bao giờ được chạy nhảy, đào xới như những con thỏ bình thường khác. Khi những con thỏ trở nên yếu và hết giá trị sử dụng, chúng bị cắt cổ và treo ngược trên giá của những hàng thịt ngoài các khu chợ địa phương.

Điều kiện sống mất vệ sinh khiến những chú thỏ dễ bị mắc bệnh
Điều kiện sống mất vệ sinh khiến những chú thỏ dễ bị mắc bệnh

Tại Trung Quốc hiện có khoảng 50 triệu con thỏ được nuôi trong các trang trại nhằm mục đích thu hoạch lông, cung cấp khoảng 4000 tấn lông mỗi năm. Trung Quốc là thị trường cung cấp lông thỏ lớn nhất thế giới, tiếp sau có các nước Argentina, Chile, CH Séc và Hungary, chiếm 10% còn lại trong tổng sản lượng lông thỏ được sản xuất mỗi năm.


Trung Quốc vốn đã bị nhiều điều tiếng về việc ngược đãi động vật dã man trong quá trình gia công sản xuất hàng thời trang may mặc cho nhiều thương hiệu lớn trên thế giới. Năm 2009, công nghệ thu hoạch lông vũ dã man từ những con ngỗng sống tại Trung Quốc đã bị lật tẩy. Hai năm sau, người ta phát hiện ra rất nhiều con chồn raccoon bị lột da sống để sản xuất bốt giả da cừu. Tại nước này, không có luật nào quy định về việc ngược đãi động vật. Năm 2009, dự thảo luật đã được đưa ra song đến nay vẫn chưa đi vào thực hiện.

.

ANTĐ