Ảnh minh họa |
Theo Bộ Tài chính, đây được xem là mức điều chỉnh cho phù hợp với chi phí thực tế phát sinh của các đơn vị quản lý khai thác công trình thuỷ lợi.
Trong đó, về mức thu thuỷ lợi phí đối với vùng núi, được nhân hệ số 1,1 lần so với đồng bằng.
Mức thu theo các biện pháp tưới tiêu: tưới tiêu bằng trọng lực được tính bằng 70% tưới bằng động lực; tưới tiêu kết hợp giữa trọng lực và động lực được tính bằng 85% động lực...
Riêng phần nuôi trồng thuỷ sản tại công trình hồ chứa thuỷ lợi và nuôi cá bè được giảm 2% giá trị sản lượng. Cụ thể, nuôi trồng thuỷ sản tại công trình hồ chứa thuỷ lợi trước đây là 7% -10% giá trị sản lượng nay giảm xuống 5%-8% giá trị sản lượng; nuôi cá bè trước đây là 8% -10% giá trị sản lượng nay giảm xuống 6%-8% giá trị sản lượng.
Cấp nước tưới cho cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, hoa, cây dược liệu nếu không tính được theo m3 thì thu theo diện tích (ha), mức thu bằng 80% mức thuỷ lợi phí đối với đất trồng lúa cho một năm (trước đây là mức thu bằng 40% mức thu đối với đất trồng lúa không quy định theo vụ hoặc năm.
Hiện nay, theo Nghị định số 115/2008/NĐ-CP, mức thu thủy lợi phí đối với đất trồng lúa ở khu vực miền núi cả nước là 566.000 - 670.000 đồng/ha/vụ; đồng bằng sông Hồng là 982.000- 1.097.000 đồng/ha/vụ; Trung du Bắc Bộ và Bắc khu IV 886.000 - 955.000 đồng/ha/vụ; Nam khu IV và duyên hải miền Trung 824.000 - 939.000 đồng/ha/vụ; Tây Nguyên 658.000 - 751.000 đồng/ha/vụ; Đông Nam Bộ 801.000 - 886.000đồng/ha/vụ; Đồng bằng sông Cửu Long là 732.000 - 1.055.000 đồng/ha/vụ. |
Bổ sung đối tượng miễn thuỷ lợi phí
Dự thảo Nghị định mới cũng dự kiến bổ sung một số đối tượng được miễn thủy lợi phí.
Theo đó, bổ sung miễn thủy lợi phí với: Diện tích của giống cây nông, lâm nghiệp, vật nuôi và giống thuỷ sản theo quyết định số 2194/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và diện tích đất mà các hộ gia đình, cá nhân nhận đất giao khoán ổn định của hợp tác xã nông trường, lâm trường theo Nghị quyết số 55/2010/QH2 của Quốc hội.