Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201208/22174-nong-tinh-trang-khai-thac-dat-den-chui-395809/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201208/22174-nong-tinh-trang-khai-thac-dat-den-chui-395809/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
“Nóng” tình trạng khai thác đất đen chui - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Tư, 08/08/2012, 14:00 [GMT+7]
22174

“Nóng” tình trạng khai thác đất đen chui

 Được biết, người đứng ra tổ chức mua đất và đưa máy móc về thuê người khai thác này là một nữ đại gia ở thị trấn Dùng, tên là Nguyễn Thị Hiền. Bà này khai thác đất đóng thành bao tải rồi thuê xe chở về bán lại cho một số công ty phân bón ở TP Vinh và Quỳnh Lưu để làm chất phụ gia chế biến phân bón. 
 
Quy trình mà công ty này tổ chức khai thác na ná như nhau, bằng việc sau khi khảo sát có trữ lượng đất đen trong lòng đất, công ty sẽ tiến hành “mua” của khổ chủ (vì đất đã được giao bìa đỏ cho người dân nên trên danh nghĩa, đơn vị khai thác không thông qua chính quyền mà thương thảo trực tiếp với người dân, mỗi mỏ như vậy có giá từ 10 - 15 triệu đồng, khai thác dưới dạng cải tạo lại vườn tạp cho gia đình).
 
Trước đây, tại rú Mồ có trữ lượng đá đen lớn, phần đất này nằm trong bìa đỏ của hai ông Phạm Văn Hóa và ông Nguyễn Văn Huy. Sau khi thỏa thuận với hai gia đình, doanh nghiệp tự đưa máy móc và thuê nhân công vào đào bới ầm ĩ suốt ngày đêm.
 
Khai thác được gần 1 năm, vì không theo bất cứ quy trình nào và khai thác theo kiểu hàm ếch nên khai thác được một nửa ngọn núi, bất ngờ đất đá đổ sập xuống, kéo sập cả bàn thờ tự lẫn phần phía sau nhà.
 
Khai thác đất đen đe dọa đến cuộc sống người dân
 
Sau sự cố này, hai hộ dân này sợ quá nên đã không cho khai thác nữa. Địa điểm khai thác được chuyển đến khu vực rú Lâm ở xóm 7, thuộc phần đất của ông Nguyễn Cảnh Dũng quản lý.
 
Điều đáng nói ở đây là khu vực khai thác đất này lại nằm ngay cạnh trạm biến áp 320KVA-10/0,4KV Thanh An. Nên khi doanh nghiệp vừa tiến hành khai thác được khoảng 2 tháng, nguy cơ sập đổ trạm biến áp có thể xảy ra bất cứ lúc nào nên hàng trăm hộ dân xóm 7 đã kiên quyết phản đối, buộc doanh nghiệp phải ngừng khai thác để đảm bảo an toàn đường điện.
 
Cũng doanh nghiệp của bà Hiền, ngay trên đường vào xã Thanh Hương cũng có một điểm khai thác tương tự. Nếu như các điểm khai thác tại xã Thanh An chỉ cách trụ sở UBND xã tầm 1 Km thì tại xã Thanh Hương, điểm lấy đất đen này lại nằm cạnh đường chính dẫn vào trụ sở làm việc của xã nghèo miền biên này.  

Tương tự như vậy là tại xã Thanh Khê, mượn cớ cải tạo lại vườn tạp cho ông Nguyễn Văn Diện ở xóm 6, một người có tên là Tuân, trú tại huyện Yên Thành đã nghiễm nhiên đưa máy đào, máy nghiền đến đây khai thác, tạo thành đại công trường nhộn nhịp ngày đêm. Trung bình mỗi ngày, tại đây khai thác khoảng 30 tấn, sản phẩm sau khi nghiền nhỏ được đóng bao tải và chở về huyện Yên Thành ngay trong ngày.
 
Tại xã Thanh Lâm, sau khi phát hiện ra tại vườn nhà mình có mỏ đá đen, ông Phan Văn Đức ở xóm 5 đã tự thuê máy đào, máy xay về “chế biến” thành phẩm, sau đó nhập cho một người tên Trương Văn Lành để đưa về Vinh tiêu thụ.
 
Điểm khai thác đất đen uy hiếp trạm biến áp 320 KVA Thanh An
 
Qua trao đổi với một số chủ mỏ khai thác trên địa bàn, họ đều khẳng định đã làm việc với chính quyền địa phương và được sự đồng thuận của các cấp lãnh đạo nơi đây. Trong khi đó, trao đổi với lãnh đạo các xã Thanh An, Thanh Khê và Thanh Hương thì các vị này lại tỏ ra bàng quan, rằng có chuyện khai thác đất đen trái phép trên địa bàn, nhưng gần như thực hiện bằng cách cải tạo vườn đồi nên chính quyền cũng khó can thiệp. 
 
Qua tìm hiểu tại UBND huyện Thanh Chương, chúng tôi được biết, vấn đề khai thác đất đen khi chưa được cấp có thẩm quyền cấp phép trên địa bàn, một số phòng ban liên quan chỉ mới nhận được thông tin gần đây. Tính đến thời điểm này cũng chưa cấp phép bất cứ một địa điểm nào về việc khai thác đất đen cho doanh nghiệp. Vậy nên, tại kỳ họp thường kỳ vừa qua, huyện cũng đã đưa vấn đề này ra để bàn tính phương án giải quyết. Hiện tại, huyện đang giao các xã có báo cáo cụ thể.
 
Việc khai thác đất đen trong khi chưa được cấp phép này không chỉ làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái mà còn tiềm ẩn những tai họa khôn lường. Việc taluy đường tỉnh lộ 533 cũng như trạm biến áp 320KVA-10/0,4KV bị xói mòn chân đế và cả chuyện sập núi trước đó tại xóm 9 xã Thanh An là một lời cảnh báo cho việc vì tư lợi trước mắt mà không tính đến hậu họa lâu dài.

Thiên Thảo
.