Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201205/20384-chuyen-cay-cao-su-o-mien-tay-397213/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201205/20384-chuyen-cay-cao-su-o-mien-tay-397213/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Chuyện cây cao su ở miền Tây - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 24/05/2012, 19:00 [GMT+7]
20384

Chuyện cây cao su ở miền Tây

Thế nhưng, trong bước đầu khởi nghiệp, để tạo dựng được thế đứng, cây cao su ở Nghệ An đã vấp phải không ít khó khăn, thử thách.
 
Bài 1: “Vàng trắng” ở rừng nghèo
 
Nghệ An có hơn 13 nghìn hécta đất đỏ badan, loại đất quý hiếm này chủ yếu chỉ dành trồng loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cao su hoặc cà phê. Theo số liệu thống kê của ngành NN&PTNT tỉnh nhà, diện tích cây cao su trên địa bàn đến năm 2007 có khoảng hơn 4.000 ha. Trước đó, vào năm 1985 diện tích cao su chỉ mới đạt được 1.643ha, năng suất mủ tươi đạt bình quân 20 tạ/ha, sản lượng 3.286 tấn.
 
Mặc dù tự hào là tỉnh có cây cao su trước cả Gia Lai, Đắk Lắk vốn là vựa cao su của cả nước nhưng cho đến nay, ngoài việc diện tích tăng chậm thì hiệu quả khai thác lại thấp. Nghịch lý này xuất phát từ việc, vùng nguyên liệu ngày càng thu hẹp (chủ yếu là để trồng mía hoặc làm trang trại bò sữa), thì nhận thức của người dân về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng và giá trị kinh tế - xã hội của cây cao su chưa xứng tầm.
 
Trước thực tiễn đó, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển cao su Nghệ An thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam sau 2 năm khảo sát đã được UBND tỉnh cho phép lập thủ tục, hồ sơ thuê gần 10.000 ha đất lâm nghiệp tại các huyện Anh Sơn, Thanh Chương và Quế Phong để triển khai thí điểm dự án trồng cây cao su trước khi mở rộng ra vùng Phủ Quỳ và Yên Thành.
 
Trong quá trình triển khai dự án, nhà đầu tư còn gặp một số vướng mắc trong việc chuyển giao nguyên trạng đất đai và lao động từ các Tổng đội TNXP và Công ty Lâm nghiệp Anh Sơn. Để giúp doanh nghiệp tháo gỡ, ngày 13/4/2010, UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 55 về việc thu hồi đất do Công ty Lâm nghiệp Anh Sơn quản lý tại các xã Hội Sơn, Phúc Sơn (Anh Sơn) và xã Thanh Đức (Thanh Chương) với tổng diện tích là 5.354,9 ha để thực hiện dự án trồng cây cao su.
 
Tiếp đó, vào ngày 26/4/2010, UBND tỉnh tiếp tục ban hành quyết định 1364 sáp nhập Tổng đội TNXP 7- XDKT Nghệ An vào Công ty CP đầu tư Cao su Nghệ An, với tổng diện tích 8.751,9 ha tại 2 xã Hạnh Dịch và Tiền Phong (Quế Phong). Ngoài ra, Thường trực Tỉnh ủy cũng đã nhất trí việc mở rộng quy hoạch vùng dự án trồng cây cao su tại Tổng đội TNXP2 - XDKT Nghệ An và chuyển đổi loại hình hoạt động của đơn vị này. Như vậy, theo quy hoạch đến năm 2015 có tính đến năm 2020, diện tích trồng cây cao su trên địa bàn toàn tỉnh sẽ là 4.666,6 ha.
 
Ông Phạm Trung Thái, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư phát triển cao su Nghệ An cho biết, ngay sau khi tiếp nhận các đơn vị nói trên cũng như quỹ đất để chuyển đổi trồng cây cao su, mặc dù tình hình từ các đơn vị này rất khó khăn (chủ yếu là rừng tự nhiên nghèo kiệt, hiệu quả sản xuất kinh doanh hàng năm thua lỗ, công tác sử dụng quỹ đất còn lỏng lẻo dẫn đến nhiều hộ dân địa phương tự ý lấn chiếm đất rừng xây nhà, làm lán trại trái phép; thu nhập của cán bộ và công nhân lao động bình quân chỉ đạt 1,5 triệu đồng mỗi tháng…) nhưng công ty vẫn tạo mọi điều kiện để sáp nhập.
 
Hộ dân nhận khoán đang chăm sóc cây cao su tại Thanh Chương
 
Cụ thể, Công ty đã phối hợp với hội đồng GPMB các huyện Anh Sơn, Thanh Chương và Quế Phong để kiểm đếm, đo đạc, lập hồ sơ đền bù cây cối, hoa màu, kiến trúc tài sản cho các hộ nhận khoán đã đầu tư trên đất nhận khoán. Quá trình thực hiện, công ty đã vận động tập thể, hộ nhận khoán thỏa thuận bàn giao đất trước với diện tích 2.085,17 ha. Ngoài ra, còn có 43 hộ khác và một liên doanh đã tự nguyện bàn giao mặt bằng với diện tích 1.041,39 ha, các công ty lâm nghiệp bàn giao trên 1.000 ha.
 
Tính đến thời điểm này, Công ty đã triển khai công tác khai hoang, trồng mới được 216,41 ha. Trong năm 2010 trồng mới được 111,22 ha và năm 2011 là 104,2 ha. Hiện tại, đơn vị đang tổ chức khai hoang, xây dựng vườn cây để trồng mới tại Nông trường 12/9 Anh Sơn 550 ha. Để đảm bảo cho cây giống được phát triển tốt, Công ty cũng đã tiếp nhận cây giống ở một số đơn vị khác để đảm bảo chất lượng như Công ty cao su Phú Riềng, Công ty Phước Hòa, Eahleo…
 
Đồng thời, chú trọng phát triển vườn ươm tại Nông trường 12/9 Anh Sơn để đảm bảo đủ cây giống và đảm bảo quy trình kỹ thuật cho cây tốt, khỏe khi đưa ra trồng trong điều kiện tự nhiên.
 
Ông Nguyễn Đình Tuấn - Phó Tổng Giám đốc Công ty cho biết thêm, kế hoạch trồng mới 650 ha cao su tại Cao Vều (Anh Sơn) và Nông trường cao su Quế Phong đến nay đang trong giai đoạn hoàn tất, hiện tại công ty đang phối hợp với một số đơn vị bộ đội trên địa bàn để phát thực bì, đào hố và trồng mới 1.000 ha trong vụ thu này.
 
Như vậy, tính đến thời điểm này, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển cao su Nghệ An đã tiếp nhận được gần 2.500 ha đất tại các huyện Anh Sơn, Thanh Chương và Quế Phong. Công ty cũng đã triển khai công tác khai hoang được trên 600 ha và tổ chức trồng mới 256 ha cây cao su vụ xuân.
 
Điều đáng nói là tất cả diện tích này, trước đây đều là đất có rừng tự nhiên nghèo kiệt, giá trị kinh tế rất thấp khi các hộ nhận khoán sản xuất manh mún. Nhiệm vụ trước mắt là tiếp tục tập trung chỉ đạo công tác GPMB tại các huyện thuộc vùng dự án và khai hoang trồng mới từ 6.000 đến 7.000 ha cây cao su.

Thiên Thảo
.