Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201812/ky-niem-ngay-nhan-quyen-the-gioi-1012-viet-nam-no-luc-thuc-day-quyen-con-nguoi-828230/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201812/ky-niem-ngay-nhan-quyen-the-gioi-1012-viet-nam-no-luc-thuc-day-quyen-con-nguoi-828230/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Việt Nam nỗ lực, thúc đẩy quyền con người - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Hai, 10/12/2018, 08:43 [GMT+7]
KỶ NIỆM NGÀY NHÂN QUYỀN THẾ GIỚI 10/12

Việt Nam nỗ lực, thúc đẩy quyền con người

(Congannghean.vn)-“Thành tựu về nhân quyền của Việt Nam là không thể phủ nhận”, đó là đánh giá chung của bạn bè quốc tế, các điều phối viên và giới chức của Liên hợp quốc (LHQ) về nhân quyền ở Việt Nam. Mọi luận điệu xuyên tạc về nhân quyền tại Việt Nam của các thế lực thù địch, phản động, sớm hay muộn cũng sẽ bị lật tẩy.
Mọi công dân Việt Nam đều được đảm bảo mọi quyền lợi để phát triển
Mọi công dân Việt Nam đều được đảm bảo mọi quyền lợi để phát triển
Báo cáo được Chương trình phát triển LHQ (UNDP) công bố hồi trung tuần tháng 10 đã khẳng định, chỉ số Phát triển con người của Việt Nam thuộc nhóm trung bình cao. Cụ thể, năm 2017, Việt Nam đạt chỉ số 0,694 - đứng thứ 116/189 quốc gia. Việt Nam chỉ cần 0,006 điểm để nâng hạng lên mức phát triển con người cao. Theo như UNDP đánh giá, về chỉ số phát triển con người, Việt Nam thực hiện tốt trong lĩnh vực y tế và giáo dục nhưng chỉ số về thu nhập tăng trưởng chậm.
 
Theo đó, với chỉ số Phát triển con người tăng 1,41% từ năm 1990, Việt Nam chỉ còn cách 4 bậc để vào nhóm các nước có mức phát triển con người cao. Nếu tăng cường nỗ lực giảm chênh lệch giữa các vùng miền và nhóm dân cư, Việt Nam sẽ sớm vào nhóm các nước có mức phát triển con người cao. Có thể thấy, trong những năm qua, đời sống vật chất và tinh thần của người dân Việt Nam trên khắp mọi miền đất nước đều được nâng lên rõ rệt. Chất lượng dịch vụ y tế và giáo dục được Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền quan tâm đầu tư, thực hiện đồng bộ. Nếu như vào đầu những năm 1990, tỉ lệ nghèo ở Việt Nam là 60%, thì hiện tại đã giảm xuống 4,8%. Việt Nam đã hoàn thành sớm mục tiêu thiên niên kỷ về giảm nghèo. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là quốc gia chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của internet với tốc độ nhanh chóng, vượt xa nhiều quốc gia cùng xuất phát điểm.
 
Sự nỗ lực của Việt Nam trong bảo vệ quyền con người đã được các quốc gia, cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Việc trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014 - 2016, trong cuộc bỏ phiếu Đại hội đồng LHQ tại New York (Mỹ), với tỉ lệ ủng hộ gần như tuyệt đối (184/192 thành viên LHQ ủng hộ). Việt Nam đã tham gia tích cực và thực chất vào các diễn đàn quốc tế về quyền con người, phê chuẩn Công ước chống tra tấn, các hình thức đối xử hoặc trừng phạt vô nhân đạo, hạ nhục con người và Công ước về quyền của người khuyết tật tháng 11/2014, Việt Nam không những đảm bảo các quyền và tự do của người dân theo đúng các chuẩn mực quốc tế, mà còn tham gia tích cực, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp chung là thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người trên tất cả các cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế.
 
Song song với nỗ lực đảm bảo người dân có cuộc sống an toàn, bình yên, phát triển,  nhiều năm qua, Việt Nam chú trọng tăng cường cơ chế đối thoại và hợp tác về vấn đề quyền con người hằng năm với nhiều nước, trong đó có Mỹ, EU, Ô-xtrây-li-a, Na Uy, Thụy Sĩ… Việt Nam cũng đóng góp tích cực, hiệu quả vào việc thành lập và hoạt động của Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về nhân quyền (AICHR), xây dựng Tuyên ngôn nhân quyền ASEAN, đã được thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEAN tại thủ đô Phnôm Pênh của Campuchia (11/2012).
 
Tuy nhiên, trong thời gian qua, nhiều thế lực thù địch, các đối tượng phản động đã ra sức xuyên tạc, phủ nhận những kết quả trong nỗ lực thực hiện bảo vệ quyền con người ở Việt Nam. Để bảo vệ cho luận điệu đó, các đối tượng  vin vào những trang thông tin phản động, mạng xã hội của các đối tượng có âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước. Khái niệm “nhân quyền” của các đối tượng đưa ra một cách trừu tượng (như quyền tự do ngôn luận báo chí, internet, quyền lập hội và hội họp hòa bình…) mà không hiểu, hoặc cố tình không hiểu rằng quyền của mỗi người chỉ có thể được bảo vệ, đảm bảo bởi pháp luật và các cơ quan tổ chức quốc gia.
 
Những tư duy hẹp hòi, bóp méo sự thật xuất phát từ sự hận thù, tức tối trước những thành quả mà Việt  Nam đã đạt được trong nhiều năm qua. Trong đó, có những người đang được thụ hưởng thành quả của công cuộc đổi mới, phát triển đất nước, tuy nhiên, họ lại cổ xúy cho những kẻ xuyên tạc, bịa chuyện, vu cáo, lái hướng dư luận quốc tế hiểu sai tình hình nhân quyền Việt Nam. Có một sự thật hiển nhiên là trong gần 30 năm đổi mới đất nước, toàn dân Việt Nam luôn đồng lòng với Đảng, Nhà nước, đoàn kết nỗ lực vượt mọi khó khăn, thử thách để làm nên những thành tựu bảo vệ, đảm bảo và thúc đẩy quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam. Người dân Việt Nam hiểu rằng, thành quả của đất nước, môi trường an toàn bình yên chính là điều kiện để mỗi con người phát triển và chung tay vì dân tộc, vì cá nhân, vì hạnh phúc chính mình. Chính những kết quả từ thực tiễn là minh chứng cụ thể, không thể phủ nhận về nỗ lực của Đảng, Nhà nước ta trong đảm bảo thực thi quyền con người.
.

TUỆ TRANG

.