Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201710/bai-hoc-tu-vu-xa-ngheo-tu-choi-nhan-tu-thien-761355/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201710/bai-hoc-tu-vu-xa-ngheo-tu-choi-nhan-tu-thien-761355/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Bài học từ vụ xã nghèo 'từ chối' nhận từ thiện - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Tư, 11/10/2017, 09:03 [GMT+7]

Bài học từ vụ xã nghèo 'từ chối' nhận từ thiện

(Congannghean.vn)-Trong khi đoàn từ thiện ở tỉnh Hưng Yên cho rằng chính quyền xã Hữu Khuông, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An từ chối, gây khó dễ trong lúc đoàn này đến địa bàn làm từ thiện thì đại diện chính quyền khẳng định, đoàn từ thiện không chính danh nên không nhận.

 Vận chuyển hàng cứu trợ vào xã Hữu Khuông phải di chuyển bằng thuyền
Vận chuyển hàng cứu trợ vào xã Hữu Khuông phải di chuyển bằng thuyền

Những ngày vừa qua, trên mạng xã hội và một số phương tiện truyền thông đăng tải thông tin xã Hữu Khuông, huyện Tương Dương từ chối nhận quà và gây khó khăn cho đoàn từ thiện đến trao quà tại địa phương. Điều khiến dư luận quan tâm hơn khi biết rằng, xã Hữu Khuông có 660 nhân khẩu, thì hơn 80% là hộ nghèo, với 7 bản, 3 dân tộc Thái, Mông, Khơ Mú sinh sống. Do nằm ở vùng lòng hồ nên để di chuyển được vào trung tâm xã chỉ có cách đi bằng thuyền, nên việc địa phương này từ chối nhận cứu trợ là một sự “bất bình thường”.

Cụ thể, ngày 6/10, một tờ báo đã đăng tải nội dung, khi đoàn từ thiện ở một ngôi chùa tại huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên mang 1 tấn gạo, 250 thùng mì tôm và hàng nghìn quyển vở đến tặng học sinh nghèo ở xã Hữu Khuông vào ngày 5/10 thì bị chính quyền xã từ chối “Vì đợt này bà con bận làm mùa, khó tập hợp, chi phí chở gạo lên bản tốn kém. Gạo để tại UBND xã thì không bảo quản được. Ngoài ra, do huyện chưa cho phép nên xã không dám nhận", bài báo trích lời một cán bộ xã Hữu Khuông. Do bị từ chối nên đoàn từ thiện cho biết, sẽ chuyển toàn bộ số hàng hóa này lên tỉnh Hà Giang để trao cho các hộ nghèo.

Ngay sau khi báo chí phản ánh, ông Vi Tân Hợi, Phó Chủ tịch HĐND huyện Tương Dương cho biết, phía xã Hữu Khuông vừa có văn bản phản hồi gửi Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo Nghệ An, đề nghị làm rõ thông tin báo chí phản ánh. Vì theo báo cáo của UBND xã Hữu Khuông thì đây là thông tin sai sự thật, làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của chính quyền địa phương.

Theo trao đổi từ huyện Tương Dương, khoảng 4 tháng trước, có 2 người đến trao đổi về việc làm từ thiện ở xã Hữu Khuông. Tuy nhiên, theo Bí thư Đảng ủy xã Hữu Khuông Lô Văn Tùng, những người này đã không thông qua xã, đoàn này cũng không mang quà từ Hưng Yên vào mà nhờ bà Lô Thị Hoàn, một người bán hàng ở bến thuyền đi vào xã Hữu Khuông mua tại địa phương để vào trao cho bà con. Khi chính quyền đề nghị cung cấp danh tính về đơn vị từ thiện để xã nắm thì đoàn không cung cấp nên cấp ủy, chính quyền xã Hữu Khuông thống nhất không dám nhận quà. Được biết, bà Hoàn đã mua 700 kg gạo đóng thành 70 bao và 250 thùng mì tôm, trị giá gần 30 triệu đồng. Ngày 5/10, phía đoàn từ thiện gọi điện lại báo không vào xã nữa nên đến nay số hàng này vẫn đang ở trên thuyền của bà, hiện đoàn từ thiện này cũng chưa trả tiền cho bà Hoàn.

Liên quan đến vấn đề này, phóng viên đã trao đổi với ông Vương Quang Minh, Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An về vấn đề liên quan đến thủ tục khi các tổ chức, cá nhân muốn trao quà từ thiện, cứu trợ. Ông Minh cho biết, hoạt động cứu trợ được quy định theo Nghị định 64/2008 ngày 14/5/2008 về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo. Khi xảy ra các sự cố trên thì UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An sẽ đứng ra tổ chức kêu gọi vận động cứu trợ cùng với Hội Chữ thập đỏ và một số tổ chức khác do UBMTTQ làm đầu mối. Qua đó, UBMTTQ sẽ thành lập Ban cứu trợ gồm nhiều ban ngành cùng tham gia.

Thông thường, sẽ có 2 cách trao quà từ thiện. Cách thứ nhất, đoàn cứu trợ, tổ chức, cá nhân thông qua Ban cứu trợ để đăng ký rồi chuyển cho Ban tiếp nhận, sau đó phân phát về cho nhân dân. Cách thứ hai, thông qua Ban cứu trợ để giới thiệu địa phương, liên hệ địa phương để đến trao quà trực tiếp. Hiện nay, các tổ chức hội, các đoàn từ thiện thường chọn cách trực tiếp về địa phương để trao quà. Mặc dù theo phương án nào thì tất cả các đoàn khi đến trao quà tài trợ, từ thiện đều phải khai báo thông tin về đoàn, thành phần đoàn, số quà tặng để địa phương nắm bắt được thông tin, vừa đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng, vừa tránh trường hợp một số đối tượng lợi dụng công tác cứu trợ, từ thiện để làm những việc trái quy định của pháp luật.

Về vụ việc xảy ra tại xã Hữu Khuông, theo ông Vương Quang Minh, nếu đoàn từ thiện là các thầy ở chùa thì đoàn nên liên hệ với Giáo hội Phật giáo Hưng Yên, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Hưng Yên sẽ liên hệ với Giáo hội Phật giáo Nghệ An để phối hợp. Hoặc đoàn từ thiện liên hệ với UBMTTQ tỉnh Hưng Yên, Ban cứu trợ của UBMTTQ Việt Nam tỉnh Hưng Yên sẽ có văn bản gửi Ban cứu trợ của UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An để phối hợp với đoàn trong việc trao quà.

.

Thiên Thảo

.