Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201704/chu-dong-phong-chong-chay-rung-mua-nang-nong-732183/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201704/chu-dong-phong-chong-chay-rung-mua-nang-nong-732183/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Chủ động phòng, chống cháy rừng mùa nắng nóng - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Tư, 12/04/2017, 10:02 [GMT+7]

Chủ động phòng, chống cháy rừng mùa nắng nóng

(Congannghean.vn)-Thời tiết nắng nóng cũng là thời điểm xảy ra nhiều vụ cháy rừng. Làm thế nào để giảm thiểu số vụ cháy, thiệt hại do cháy gây ra không chỉ là nhiệm vụ của cơ quan liên ngành mà quan trọng hơn cả là ý thức, trách nhiệm của chính mỗi người dân, cơ quan, đơn vị…
 
Nghệ An là một trong những tỉnh miền Trung phải chịu nền nhiệt cao cùng với gió Lào vào mùa nắng nóng nên nguy cơ cháy rừng rất dễ xảy ra. Theo số liệu thống kê của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, hiện nay Nghệ An có tổng diện tích tự nhiên lớn với 1.648.997,2 ha, trong đó đất quy hoạch lâm nghiệp 1.278.663,8 ha; đất có rừng 946.216,3 ha (rừng tự nhiên 796.258 ha; rừng trồng 146.248 ha; đặc biệt có 16.000 ha rừng thông nhựa rất dễ cháy).
Thời tiết nắng nóng rất dễ gây ra những vụ cháy rừng
Thời tiết nắng nóng rất dễ gây ra những vụ cháy rừng
Bên cạnh đó, toàn tỉnh có 368.900 ha rừng tự nhiên là rừng trung bình, nghèo kiệt, giang lim, địa bàn lại gắn với hoạt động canh tác sản xuất nương rẫy của đồng bào dân tộc miền núi nên nguy cơ dẫn đến cháy rừng rất cao. Năm 2016, tại các huyện Kỳ Sơn, Quế Phong có thêm diện tích rừng bị chết khô do rét đậm, rét hại, băng tuyết. Thời tiết khô hanh, cây rừng bị ngã gãy, chết khô trắng xóa, thảm thực bì dày… rất dễ xảy ra cháy rừng.
 
Theo số liệu thống kê từ năm 2007 - 2016, nếu như năm 2007, trên địa bàn tỉnh xảy ra 24 vụ cháy thì năm 2016 tăng thêm 22 vụ, diện tích bị cháy 170,03 ha; trong đó có rừng 87,92 ha; không có rừng 82,11 ha; đã điều động 10.932 lượt người tham gia chữa cháy. 
Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng Quản lý bảo vệ rừng và Bảo tồn thiên nhiên, Chi cục Kiểm lâm tỉnh, số vụ cháy tăng theo từng năm là do nguyên nhân khách quan và chủ quan.
 
Thực tế, Nghệ An nằm trong đới khí hậu nắng nóng, gió Lào khô nóng. Trong khi đó, diện tích rừng của tỉnh lớn, đối tượng rừng thông nhựa thảm thực bì bổi vọt dày, dễ bén lửa, tốc độ lan tràn lửa nhanh, rất khó khăn trong cứu chữa cháy rừng, nguồn kinh phí bố trí cho công tác thu dọn thực bì, làm đường băng cản lửa còn hạn chế. Về nguyên nhân chủ quan là do người dân đã vô tình gây nên các vụ cháy rừng như: Sử dụng lửa bất cẩn trong việc phát đốt nương làm rẫy, xử lý thực bì trồng rừng, khai hoang, đốt than, đốt để lấy mật ong, phát đốt bờ ruộng… gây cháy lan vào rừng.
 
Ngoài ra, còn do các hoạt động sử dụng lửa sơ suất khi đi tham quan du lịch, đốt hương, đốt vàng mã, thăm viếng ở các vùng rừng có lăng mộ; đốt đèn trời… Bên cạnh đó, phần lỗi thuộc về các đơn vị chủ rừng, các địa phương cấp xã trong việc tuyên truyền, xử lý các tình huống khi có cháy xảy ra vẫn còn lúng túng, cơ sở vật chất kỹ thuật, trang bị chữa cháy chưa được đầu tư, việc thu dọn vật liệu cháy, trông coi lửa rừng của các chủ rừng tại một số địa phương triển khai chưa hiệu quả. Do vậy, không kiểm soát được người ra vào rừng, sử dụng lửa trong rừng, vật liệu cháy nên tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng cao.
 
Thời tiết bắt đầu vào mùa nắng nóng, để giảm tối thiểu các vụ cháy và thiệt hại do cháy rừng gây ra, trên quan điểm “phòng hơn chữa”, Chi cục Kiểm lâm tỉnh quán triệt phương châm: “Phòng cháy là chính, phát hiện sớm, tổ chức cứu chữa kịp thời, triệt để”, chỉ đạo thực hiện tốt phương án 4 tại chỗ: Lực lượng tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ. Trên tinh thần đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến tận người dân. Chú trọng tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh phường, xã, khối xóm và trong các cuộc họp thôn bản. Nội dung tuyên truyền ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu; đồng thời, mở hộp thư, “đường dây nóng” tố giác người vi phạm đốt lửa gây cháy rừng.
 
Ngoài ra, tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật và nghiệp vụ chỉ huy, diễn tập tình huống chữa cháy rừng cho lực lượng nòng cốt tham gia chữa cháy rừng tại các địa phương, thực hành các tình huống chữa cháy rừng tại địa bàn cơ sở. Xây dựng phương án chữa cháy, có kịch bản cụ thể sát với yêu cầu công tác chữa cháy rừng của từng địa phương. Thực hiện nghiêm túc chế độ thường trực 24/24 giờ tại các chòi canh lửa, văn phòng thường trực ban chỉ huy các cấp để phát hiện sớm, xử lý nhanh các tình huống cháy rừng xảy ra. Bố trí lực lượng kiểm lâm, chủ rừng xuống địa bàn cơ sở, các vùng rừng trọng điểm kiểm soát chặt chẽ người ra vào rừng, phối kết hợp tuần tra canh gác lửa rừng trên địa bàn vùng rừng giáp ranh, khi xảy ra cháy cần thông tin kịp thời để các địa phương liền kề được biết và có trách nhiệm tổ chức chữa cháy ngay khi đám cháy mới hình thành…
.

Phan Tuyết