Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201410/can-day-nhanh-tien-do-di-doi-12-ho-dan-o-nui-chung-551117/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201410/can-day-nhanh-tien-do-di-doi-12-ho-dan-o-nui-chung-551117/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Cần đẩy nhanh tiến độ di dời 12 hộ dân ở Núi Chung - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 28/10/2014, 10:10 [GMT+7]

Cần đẩy nhanh tiến độ di dời 12 hộ dân ở Núi Chung

(Congannghean.vn)-Hơn 30 năm nay, mặc dù chưa được cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) nhưng 12 hộ dân sinh sống trên vùng đất thuộc Núi Chung ở xóm Lâm nghiệp, xã Kim Liên (Nam Đàn) vẫn đang ngày đêm bám trụ để mưu sinh. Đến nay, chủ trương di dời đã có nhưng không biết đến bao giờ mới thành hiện thực. Hơn lúc nào hết, họ rất cần sự quan tâm của các cấp, ngành và tỉnh. 
 
Xã bảo đã sẵn sàng 
 
Bà Nguyễn Thị Thanh, đại diện cho các hộ dân phản ánh: Tất cả 12 hộ dân đang sinh sống ở đây đều là những thanh niên xung phong đến làm việc tại Trạm Trồng cây Núi Chung thuộc Ty Lâm nghiệp Nghệ An. Năm 1970, khi đất nước còn chiến tranh, họ được giao nhiệm vụ ươm cây và trồng rừng ngay trên núi Chung quê Bác. Đến năm 1976, Trạm sáp nhập với Trạm Trồng cây TP Vinh, từ năm 1982 đến nay được cắt về Lâm trường Đại Huệ (Nam Đàn) quản lý.
Đại diện 12 hộ dân phản ánh
Đại diện 12 hộ dân phản ánh
Để bảo vệ và gắn bó trọn đời với rừng cây, lãnh đạo Lâm trường chia đất và yêu cầu công nhân làm nhà trên đất của Lâm trường quản lý, dưới  chân núi Chung. “Ngày ấy, sau khi chúng tôi được cấp trên cho ở lại khu vực Lâm trường lập nghiệp, bà con ai nấy đồng lòng và hưởng ứng nhiệt tình mọi hoạt động của cấp trên, từ thuế quỹ đến thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân; mặc dù từ đó đến nay, chúng tôi sinh sống độc lập, tạm bợ.
 
Thế nhưng, dù người dân đã hoàn thành các loại thuế của Nhà nước quy định nhưng trên thực tế đến nay, họ không có một giấy tờ nào hợp pháp công nhận quyền sử dụng đất của mình hay GCNQSDĐ. Trước những bất cập này, nhiều năm qua, đại diện các hộ dân đã đồng loạt ký đơn gửi đến xã, huyện và các ngành chức năng nhưng chưa được giải quyết, tất cả đều rơi vào im lặng”, bà Thanh phân trần.
 
Ông Trần Lê Chương, Phó Chủ tịch UBND xã Kim Liên cho hay: Thời gian qua, việc các hộ dân sinh sống trên địa bàn xã nhưng chưa được cấp GCNQSDĐ là có thật. Về phía Lâm trường cũng đã có xác nhận việc các hộ gia đình là cán bộ công nhân viên thuộc Đội Lâm nghiệp Núi Chung đã được cấp đất nhà ở, vườn hộ từ năm 1982. Tuy nhiên, đến nay họ chưa được giải quyết. Nguyên nhân của sự chậm trễ này là phần đất mà họ đang sinh sống nằm trên địa bàn xã nhưng thuộc Lâm trường quản lý.
 
Để tạo điều kiện cho người dân, xã Kim Liên đã nhập khẩu về xã và bàn giao chuyển về sinh hoạt tại xóm Hội 4. Vì diện tích mà họ đang sử dụng nằm trong quy hoạch Quần thể khu di tích lịch sử Kim Liên nên bắt buộc phải di dời đến địa điểm mới. Thế nhưng, trong suốt một thời gian dài, vấn đề trên chưa được giải quyết, một phần do thiếu sự vào cuộc của địa phương và các cấp, ngành. 
1901 up.zip
Tờ trình xin di dời các hộ dân của UBND huyện Nam Đàn
 
Theo tìm hiểu của chúng tôi, việc 12 hộ dân sinh sống ở đây đang gặp nhiều khó khăn khi “làng” của họ không được thừa nhận. Do đó, mọi chủ trương về đầu tư cơ sở hạ tầng như đường sá, nguồn nước không thể thực hiện. Đồng thời, các hộ dân do không được pháp luật thừa nhận về nơi ở, nên không thể xây dựng nhà cửa và các vật kiến trúc lâu dài. Cũng theo ông Chương, sau khi Trạm chăn nuôi thuộc Trung tâm giống chăn nuôi (Sở NN&PTNT) đóng tại khu vực xóm Mậu 6, xã Kim Liên có quyết định giải thể, thu hồi đất, UBND xã Kim Liên được UBND huyện bàn giao để quy hoạch xây dựng khu tái định cư cho 12 hộ dân này.
 
Trong số 103.883,9 m2 được huyện bàn giao cho xã quản lý, xã đã khảo sát khu đất gần 19.000 m2 (vị trí 2) làm nơi tái định cư sau khi có chủ trương từ trên. Hiện tại, trong kế hoạch sử dụng đất năm 2015, xã đã quy hoạch tái định cư cho 12 hộ này trên Núi Chung vào vùng Chế biến thuộc xóm Mậu 6 với 0,4 ha. Thế nhưng, triển khai đến đâu còn phụ thuộc từ trên”. 
 
Huyện: Chưa biết đến bao giờ?
 
Ngày 21/3/2014, trên cơ sở tham mưu của Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, UBND huyện Nam Đàn đã có Tờ trình số 97 gửi UBND tỉnh, Sở KH&ĐT và Sở VH,TT&DL do Chủ tịch UBND huyện Thái Văn Nông ký về việc xin chủ trương đầu tư lập Dự án di dời 12 hộ dân thuộc rừng đặc dụng Núi Chung, xã Kim Liên. Theo đó, Tờ trình đề nghị đền bù, giải phóng mặt bằng cho 12 hộ dân và xây dựng tái định cư với số vốn trên 18 tỉ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh và các nguồn hợp pháp khác.  
 
Trao đổi với phóng viên, ông Đinh Xuân Quế, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Đàn cho biết: Những kiến nghị và nguyện vọng của người dân là hoàn toàn chính đáng. Huyện cũng đã cố gắng thực hiện trong phạm vi của mình nhưng đến nay, Tờ trình của địa phương cũng chưa có phúc đáp. Do đó, dù mặt bằng nơi đến đã được xã Kim Liên phối hợp với các phòng, ban của huyện tiến hành khảo sát, nhưng để các hộ này đến nơi ở mới vào thời gian nào thì huyện không thể giải quyết. Tất cả phải phụ thuộc phê duyệt từ tỉnh cũng như nguồn kinh phí phù hợp để thực hiện. 
 
Rõ ràng 12 hộ dân sinh sống ở Núi Chung, xã Kim Liên đã từ lâu, lại nằm trong quy hoạch của Dự án bảo tồn, tôn tạo khu di tích Kim Liên nên cần phải được di dời đến nơi ở mới. Tuy nhiên, để sự chậm trễ này kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của người dân cũng như những tác động khác. Đề nghị các ngành liên quan sớm vào cuộc quyết liệt, phối hợp với chính quyền địa phương tham mưu UBND tỉnh có phương án đẩy nhanh việc di dời các hộ dân để họ có cuộc sống ổn định, lâu dài.
.

Xuân Thống

.