Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201406/cam-bay-ngay-nang-nong-doi-voi-tre-em-501514/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201406/cam-bay-ngay-nang-nong-doi-voi-tre-em-501514/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
'Cạm bẫy' ngày nắng nóng đối với trẻ em - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 26/06/2014, 08:55 [GMT+7]

'Cạm bẫy' ngày nắng nóng đối với trẻ em

(Congannghean.vn)-Mùa nắng nóng, thời tiết oi bức cũng là thời điểm lý tưởng để mọi người ở nông thôn, miền núi tìm đến với sự mát mẻ của sông, suối... và cũng chính vì vậy, đây là khoảng thời gian xảy ra nhiều vụ tai nạn chết đuối, nhất là ở trẻ em.
 
Tại các địa bàn huyện miền núi, nông thôn Nghệ An, đến những con sông, suối không khó để chúng ta bắt gặp cảnh những đứa trẻ tụ tập cùng nhau tắm sông, nô đùa hồn nhiên trong nước. Song qua quan sát của chúng tôi, có nhiều điểm tắm sông, suối rất nguy hiểm nhưng ở đó lại thiếu những cảnh báo cần thiết. Có khi, những đứa trẻ chỉ chừng 6 đến 7 tuổi không biết bơi cũng vô tư ra sông suối nghịch nước, tắm rửa. Hơn nữa, ở nông thôn, trẻ nhỏ mỗi ngày tắm sông, suối thường là lúc các em phụ giúp gia đình đi chăn trâu, cắt cỏ… Đây là thời điểm mà các em thường không có người lớn quản lý và canh chừng nên vô tư thả mình vào dòng nước tự nhiên. Cũng vì lẽ đó, hậu quả dẫn tới các vụ chết đuối thương tâm và đáng tiếc là điều khó tránh khỏi. Mặt khác, một số em sợ gia đình phát hiện nên thường rủ nhau đến những khúc sông, suối vắng vẻ để tắm, đùa nghịch, khi tai nạn xảy ra người lớn không thể ứng cứu kịp thời.
 
Trò nhảy cầu mạo hiểm của trẻ em ở Môn Sơn, Con Cuông
Trò nhảy cầu mạo hiểm của trẻ em ở Môn Sơn, Con Cuông
Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Nghệ An, trẻ tử vong do đuối nước ở độ tuổi 6 - 16 tuổi chiếm khoảng 70%, ở độ tuổi từ 1 - 6 tuổi chiếm khoảng 30%. Đuối nước xảy ra tại nhà chiếm 70%, xảy ra tại cộng đồng chiếm 30%. Như vậy, đuối nước là nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em từ 1 - 16 tuổi, trong đó đa số các vụ tai nạn xảy ra trong kỳ nghỉ hè. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn đuối nước ở trẻ em, tuy nhiên, phần lớn là do các em nhỏ chưa được trang bị đầy đủ các kỹ năng bơi, ứng cứu người gặp nạn, trong khi khu vực nông thôn có nhiều ao, hồ, sông... tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn cho trẻ. Tuy nhiên, một số gia đình chưa quan tâm, quản lý và giám sát trẻ đúng mức.
 
Khi được hỏi các bậc cha mẹ ở vùng nông thôn, miền núi có con nhỏ thường tự ý ra sông, suối tắm mỗi buổi chiều thì hầu hết chưa mấy ai quan tâm đến thực trạng này và họ cho rằng: “Do phải đi làm nên không có thời gian để quản lý con, dù biết là nguy hiểm nhưng không cấm được. Chúng nó đều tự học bơi lẫn nhau, bơi chưa được thì tắm chỗ nông, biết bơi một chút thì tắm ở chỗ sâu hơn. Chúng tôi cũng chẳng biết làm sao cấm được vì chúng quen cảnh tắm sông, suối rồi…”. Đây chính là yếu tố khiến nguy cơ xảy ra đuối nước, nhất là đối với những trẻ sinh sống ở ven sông, suối.
 
Mới đây, ở đập Bàu Ganh (thuộc xã Hậu Thành, huyện Yên Thành) đã xảy ra một vụ tai nạn đuối nước đau lòng. Đó là trường hợp em Phạm Gia Huy (SN 2003, học sinh lớp 5) bị tử vong khi đang tắm cùng nhóm bạn. Trong lúc bạn của Huy đang tắm thì Huy bơi ra xa hơn khu vực đập và sơ ý bị đuối nước. Do các bạn mải tắm nên không ai nghe được tiếng kêu cứu của Huy. Cũng trong thời gian này, ngày 7/6, tại đập Bara, đoạn sông Lam chảy qua hai xã Tràng Sơn và thị trấn Đô Lương cũng đã xảy ra một vụ chết đuối. Nạn nhân là em Phan Thị Oanh (18 tuổi) trú ở xóm Thái Sơn, xã Bài Sơn. Được biết, Oanh cùng 2 bạn nữ khác đến địa điểm nói trên để tắm sông. Trong lúc đang tắm, Oanh và 1 nữ sinh khác sảy chân, bị nước sông cuốn trôi. Người bạn còn lại chỉ cứu được một người, riêng Oanh bị nước cuốn mất tích. Những sự việc đau lòng trên xảy ra, một phần do thiếu sự quan tâm của gia đình, phần khác vì ý thức của các em còn nhiều hạn chế, trẻ em vô tư và ham vui nên không thể lường được hết những nguy hiểm do việc tắm sông, suối…
 
Chúng ta ai cũng biết nguyên nhân đuối nước là do môi trường không an toàn, người lớn chưa giám sát trẻ một cách chặt chẽ, kiến thức phòng tránh, sơ cứu của người dân còn hạn chế, nhiều trẻ không biết bơi, đặc biệt là vùng miền núi, nông thôn. Nguyên nhân thì ai cũng biết, thế nhưng tại sao tình trạng đuối nước vẫn diễn ra mà không có biện pháp phòng tránh hiệu quả, mỗi mùa hè đi qua, vẫn có những học sinh bị chết đuối từ sông nước. Chính vì vậy, biện pháp hơn cả vẫn là sự quan tâm, để ý của phụ huynh đối với các em trong dịp hè.
 
.

Trường Khuyên