Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201312/khi-xa-tan-thu-cua-dan-ngheo-434539/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201312/khi-xa-tan-thu-cua-dan-ngheo-434539/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Khi xã "tận thu" của dân nghèo - Báo Công An Nghệ An điện tử
Chủ Nhật, 29/12/2013, 08:57 [GMT+7]

Khi xã "tận thu" của dân nghèo

(Congannghean.vn)-Cách trung tâm huyện 30 km đường rừng, Tiên Kỳ là một trong 3 xã đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Tân Kỳ, với hơn 80% người dân tộc thiểu số. Hàng năm, xã nhận được sự quan tâm ưu ái đặc biệt của Nhà nước với nhiều chính sách ưu đãi theo Chương trình 134. Nhưng thay vì hết lòng lo cho dân nghèo, các “quan xã” đã thực hiện những chính sách vi phạm chủ trương Nhà nước đến mức khó tin.


Những chính sách gây bức xúc


Ngày 28/3/1991, Chủ tịch HĐBT Võ Văn Kiệt ký Chỉ thị 79/CT “Về thực hiện nghiêm túc việc miễn thuế nông nghiệp theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Vậy mà, UBND xã Tiên Kỳ lại tiếp tục thu thuế nông nghiệp theo từng hạng đất và thu cao hơn trước. Họ ngang nhiên thu vì trong “thâm sơn cùng cốc”, dân không nắm được chủ trương, còn cán bộ thì đồng lõa, đảng viên thì im lặng. Mãi 10 năm sau, năm 2009, khi có một số hộ dân “ra khỏi lũy tre làng”, nắm bắt được chủ trương, về phản đối thì xã lại “chuyển đổi” thành thu tiền quỹ 70.000 đồng/hộ. Một hình thức nữa được UBND xã áp dụng triền miên là thu trên con dấu. Người xin vào Nam, ra Bắc, người lật khế ngân hàng, người xin xác nhận hồ sơ lý lịch, chứng tử, chứng sinh…tất cả đều bị thu phí và phải trả hết nợ thuế mới xin được chứng thực.

Cho đến nay, những vụ việc vi phạm tại xã Tiên Kỳ vẫn chưa được giải quyết dứt điểm
Cho đến nay, những vụ việc vi phạm tại xã Tiên Kỳ vẫn chưa được giải quyết dứt điểm


Sau đó, khi xã được đầu tư xi măng và kinh phí nhằm kiên cố hóa kênh mương nội đồng, trong lúc công trình đang dang dở, không hiểu vì lý do gì, Chủ tịch UBND xã Trương Công Hồng (nay là Chủ tịch UBMTTQ xã) đột nhiên ra thông báo cho các xóm ngưng thi công. Số xi măng còn lại đem cho một số dân xóm 1, 3 và 4 vay. Theo số liệu chúng tôi tổng hợp được, cho đến nay, có đến 50 tấn xi măng cho dân vay chưa thu hồi được 3 tấn bán trả chi phí, 2.900 kg để đông cứng không sử dụng được. Tệ hại nhất là việc bớt gạo Chính phủ hỗ trợ cứu đói, gạo cứu trợ bão lũ, gạo cấp cho dân nghèo ăn Tết. Khi nhận về, thay vì cấp toàn bộ cho dân, xã đã trích lại bán. Qua tìm hiểu cho thấy, một số tiểu thương đã mua được một lượng lớn số gạo nhân đạo này, trong đó có chị Nguyễn Thị Nhàn - Một tiểu thương có ki-ốt trước cổng Ủy ban mua được 200 kg.


Mỗi năm, Nhà nước hỗ trợ cho xã nghèo hàng chục ngôi nhà tình nghĩa, tình thương, nhà đại đoàn kết. Ở xã Tiên Kỳ, các hộ dân được nhà lại bị cán bộ xã “ăn chặn”. Mới kê khai năm 2008 và chỉ riêng nguồn kinh phí Hội Chữ thập đỏ hỗ trợ xây nhà, đã có hàng chục hộ dân bị thu mỗi gia đình 1.000.000 đồng như hộ La Văn Tuyền (xóm 1), Lang Thị Kính (xóm 2), Vi Văn Hồng (xóm 3), Vi Văn Thiên (xóm 4), Bùi Công Thân (xóm 5)…

Tương tự, khi các hộ dân được cấp bò Laisind, xã buộc họ phải nộp phí. Chỉ tính riêng xóm 5, người biết thắc mắc thì bị thu ít như ông Lương Văn Tạo bị thu 50.000 đồng, ông Lương Văn Hóa bị thu 120.000 đồng. Những người “dễ bắt nạt” thì bị thu nhiều hơn như ông Nguyễn Văn Đồng bị thu 200.000 đồng, ông Bùi Công Luận bị thu 240.000 đồng. Các hộ khác như các ông Võ Hồng Mận, Lương Văn Thắng, Bùi Công Dũng lại bị thu bình quân mỗi người 150.000 đồng/con.


Để tận thu nợ thuế nông nghiệp trái luật, xã không từ bất cứ một thủ đoạn nào. Các hộ dân như Võ Thị Dinh, Bùi Công Sáng, Nguyễn Văn Hoan (xóm 5) khi được hỗ trợ tiền xóa nhà tranh tre dột nát, xã đã khấu trừ vào tiền nợ thuế. Đau xót hơn, khi các hộ dân được hỗ trợ 1.000.000 đồng/hộ ăn Tết, xã cũng đem… trừ nợ. Chúng tôi chỉ đi đến được 45 hộ dân thì đã có đến…40 hộ bị trừ nợ như trường hợp hộ Lương Thị Nguyễn, Bùi Kim Tuyến (xóm 5); Bùi Công Long, Lương Văn Hựu (xóm 7)… bị trừ hẳn cả 1.000.000 đồng; Bùi Công Nam (xóm 4), Vi Văn Diện (xóm 6)… bị trừ 800.000 đồng.


Cần xử lý dứt điểm


Điều lạ lùng của vụ việc này là, những sai phạm trên, có nghị quyết, có chủ trương, có lãnh đạo, kéo dài triền miên mà không ai dám lên tiếng. Cán bộ huyện phụ trách địa bàn cũng… hoàn toàn không biết. Vai trò của Hội đồng nhân dân, của Đảng bộ và Thanh tra nhân dân không thể hiện.


Mang theo thắc mắc này đến gặp Chủ tịch UBND huyện Phạm Văn Hóa, ông khẳng định: “Sau khi nhận chức Chủ tịch (năm 2012), tôi cũng nhận được đơn tố cáo những vấn đề như các anh phản ánh. Trước hết, huyện đã củng cố lại hệ thống chính trị cơ sở, đưa đồng chí Vi Văn Sơn - Phó Trưởng phòng NN&PTNT tăng cường làm Chủ tịch UBND xã và đồng chí đang làm tốt vai trò của mình, từng bước ổn định tình hình. Đoàn kiểm tra đã được thành lập, khi có kết luận, chúng tôi sẽ có biện pháp xử lý triệt để”.


Đây không phải là xã độc nhất ở huyện Tân Kỳ vi phạm quy chế dân chủ và chủ trương Nhà nước mà trước đó từng có một vài xã vi phạm. Vụ việc kéo dài đã trên 10 năm, thiết nghĩ, Huyện ủy, UBND huyện Tân Kỳ cần có sự thanh tra trên diện rộng và nhanh chóng có kết luận cụ thể.        

.

Nguyễn Đình Lộc