Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201303/26898-cham-soc-rang-mieng-dung-cach-cho-tre-392083/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201303/26898-cham-soc-rang-mieng-dung-cach-cho-tre-392083/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Chăm sóc răng miệng đúng cách cho trẻ - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Tư, 20/03/2013, 06:23 [GMT+7]
26898

Chăm sóc răng miệng đúng cách cho trẻ

Chăm sóc răng miệng cho trẻ rất quan trọng
Hệ răng sữa: Gồm 20 cái, bắt đầu hình thành và cấu tạo từ trong bào thai và tiếp tục phát triển sau khi trẻ sinh ra. Răng sữa đầu tiên mọc lúc 6 tháng tuổi, sau đó trung bình cứ 4 tháng sẽ mọc các răng tiếp theo và trẻ có đủ hệ răng sữa vào lứa tuổi 2-2,5.

Hiện tượng mọc răng: Một số trẻ có thể bị sốt khi mọc chiếc răng đầu tiên, và có thể vẫn tiếp tục sốt mỗi khi mọc thêm các răng khác trong số 20 răng sữa. Trẻ bị bứt rứt khó chịu, dễ kích động khi mọc răng, thường cho ngón tay hay bất kỳ vật gì có trong tay vào miệng để cắn, chảy nhiều nước miếng, khóc hoặc không chịu ăn. Nướu đỏ, có thể sưng, nếu ấn vào có cảm giác cứng và nhọn. Ban đêm không ngủ, nhiễm trùng, phát ban hoặc tiêu chảy. Nên đưa trẻ đi khám bác sĩ nhi khoa khi có các dấu hiệu này.

Làm dịu cho trẻ tạm thời bằng cách cho một vật nhẹ, mềm để trẻ cắn lên (như vòng mọc răng, núm vú cao su hay bàn chải đánh răng). Nên cho trẻ ăn các thức ăn mềm, xốp. Nếu trẻ đau nhiều, nên cho uống Paracetamol để giảm đau.

Nang hoặc bướu máu do mọc răng: Khi răng bắt đầu mọc, mô nướu sẽ tách ra và bị kéo lại. Đôi khi, có một ít máu chảy vào trong các mô, tạo nên một chỗ phồng lên hay bị bầm nhỏ trên nướu, gọi là nang hoặc bướu máu do mọc răng. Thường không cần điều trị vì khi răng mọc lên sẽ khỏi. Không nên cắt hay chọc các nang hoặc bướu này vì có thể gây nhiễm trùng. Đưa trẻ đi khám nếu răng không mọc trong vòng 1 tháng.

Mút ngón tay: Bú là phản xạ bình thường của trẻ, giúp cơ và xương hàm phát triển. Khi còn bé, trẻ thường đưa vào miệng tất cả những vật gì có trong tay, kể cả các ngón tay để mút. Thói quen mút các vật của trẻ sẽ biến mất khi trẻ đến tuổi đi học. Nếu trẻ vẫn tiếp tục mút ngón tay sau khi răng cửa vĩnh viễn mọc lên (7-8 tuổi) có thể sẽ gây ra những vấn đề về thẩm mỹ cần can thiệp chỉnh hình (như hô răng cửa trên, lùi răng cửa dưới...).

Núm vú giả: Núm vú giả cũng có thể gây ra những vấn đề như mút ngón tay nếu trẻ bú trong thời gian dài. Thường trẻ có khuynh hướng thích núm vú giả làm từ silicone. Nên kiểm soát núm vú giả thường xuyên và vứt bỏ nếu có dấu hiệu mòn, rạn nứt hay rách. Không nhúng các đầu núm vú vào đồ ngọt như mật ong, mứt... vì có thể dẫn đến đa sâu răng, cũng không nhúng vào đồ mặn vì có thể khiến thận trẻ phải làm việc quá sức.

Thức ăn cho trẻ: Thức ăn bao gồm sữa, ngũ cốc và nước trái cây là đã đủ cho trẻ, không nên thêm đường hay mật vào. Do nhu cầu năng lượng gia tăng của cơ thể, ngoài ba bữa ăn chính, có thể cho trẻ ăn thêm ba bữa phụ. Tránh không cho trẻ ăn vặt cả ngày, nhất là các thức ăn - nước uống chứa nhiều đường dễ dính vào răng (như bánh ngọt, kẹo...).

Sâu răng do cách nuôi trẻ (do bú bình): Sâu răng trầm trọng có thể xảy ra ở trẻ bú bình (sữa hay các chất ngọt khác) thường xuyên, nhất là trước và trong khi ngủ. Khi ngủ, sự tiết nước bọt giảm, vì vậy tác dụng chải rửa trên răng và niêm mạc miệng cũng giảm. Sữa còn đọng lại trong miệng sẽ bị các vi khuẩn làm lên men, biến đổi thành acid lactic gây sâu răng. Không để trẻ ngậm bình hay vú mẹ trong lúc ngủ. Nếu trẻ phải bú mới ngủ, nên cho trẻ bú nước lã và lấy bình ra khi trẻ đã ngủ.

Khuyến khích việc cho trẻ bú mẹ, tuy nhiên nếu tiếp tục cho trẻ bú mẹ sau 1 tuổi (nhất là trẻ ngậm vú mẹ mỗi khi đòi hỏi, để ru ngủ và trong khi ngủ) sẽ gây ra dạng sâu răng trầm trọng như bú bình.

Thuốc: Để tạo hương vị dễ chịu cho trẻ em, nhiều loại thuốc có chứa lượng đường cao. Nếu sử dụng thường xuyên và lâu dài các loại thuốc này (như khi trẻ bị suyễn), nhất là trước khi ngủ, có thể sẽ gây sâu răng. Khi trẻ phải dùng thuốc trong thời gian dài, nếu có thể, nên yêu cầu bác sĩ cho toa các loại thuốc không chứa đường. Làm sạch răng trẻ sau khi sử dụng thuốc và trước khi ngủ.

Tránh sử dụng Tetracyclin: Không cho trẻ dưới 10 tuổi sử dụng bất kỳ loại Tetracyclin nào vì sẽ làm sậm màu răng vĩnh viễn của trẻ.


T.H
.