Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201211/24160-nhieu-ho-dan-dang-song-ben-mieng-ha-ba-394233/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201211/24160-nhieu-ho-dan-dang-song-ben-mieng-ha-ba-394233/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Nhiều hộ dân đang “sống bên miệng hà bá” - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 15/11/2012, 09:00 [GMT+7]
24160

Nhiều hộ dân đang “sống bên miệng hà bá”

Thôn Lai Đồng ngày xưa là một địa điểm bí mật, tập trung nhiều kho tàng, súng đạn là nơi trung chuyển vũ khí trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Vì vậy, vùng đất này đã phải hứng chịu nhiều đau thương từ bom đạn chiến tranh của kẻ thù.
 
Hòa bình lập lại đã hơn 30 năm, thế nhưng hiện tại trên nền đất của các miệng hầm chứa vũ khí, người ta vẫn dễ dàng tìm thấy những vỏ đạn còn sót lại. Thôn Lai Đồng hiện có 254 hộ dân và trên 1.000 nhân khẩu, hầu hết ruộng vườn các gia đình đều nằm sát mép sông.
 
Đã nhiều năm nay, nỗi lo thường trực của người dân nơi đây là tình trạng sạt lở đất dọc bờ sông Ngàn Sâu. Mỗi năm có hàng ngàn mét vuông đất của thôn bị “hà bá” nuốt chửng, năm nào lũ càng lớn thì diện tích đất bị mất lại càng nhiều.
 
Theo chân ông Trần Văn Dung - Chủ nhiệm hợp tác xã, chúng tôi men theo con đường nhỏ vào thôn, đường lởm chởm đất, đá đan xen, nhiều khối bê tông lớn nằm nghiêng ngả bên gốc tre, vệ đường, đó là kết quả sự tàn phá nặng nề của thiên nhiên sau mỗi cơn lũ. Mép bờ sông, nhấp nhô những mỏm đất, cây cối trơ rễ chênh vênh, chực rơi tỏm xuống sông bất cứ lúc nào, có chỗ dấu vết sạt lở đang còn rất mới.
 
Ông Dung cho biết: Ngày xưa bên bờ sông này có một con đường liên thôn từ xóm dưới lên xóm trên, nhưng nay dấu tích sót lại của con đường đã không còn. Sau một hồi cuốc bộ ven bờ chúng tôi không khỏi choáng ngợp trước sự hung dữ của khúc sông này. Nhiều đoạn bờ sông vách đất dựng đứng, từ bờ đất xuống mép nước chênh nhau gần 10m, sâu hoắm.
 
Bờ sông Ngàn Sâu đang tiềm ẩn nguy cơ sạt lở

Trao đổi với ông Trần Tình - Phó Chủ tịch UBND xã Đức Đồng, ông Tình cho biết: Tình trạng sạt lở này đã xảy ra đã nhiều năm nay và năm sau càng nghiêm trọng hơn năm trước, đặc biệt cơn lũ lịch sử năm 2010 nghiêm trọng nhất.
 
Hàng năm khi nước lũ lên, chúng tôi đã tập trung lực lượng vào đó, tổ chức sơ tán người và tài sản, còn khi nước lũ lên cao thì không có thuyền nào có thể vào được, vì dòng nước ở đó chảy xiết.
 
Lượng đất bị sạt lở, phần thì chảy theo dòng nước lũ, phần còn lại đã bồi lấp một con lạch, mà nơi đó là chỗ đặt máy bơm nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp. Vì thế, sau mỗi trận lũ về chính quyền xã phải thuê máy múc đất bồi lấp để tiến hành bơm nước, nhưng được vài hôm lại bị cát đùn lên, gây khó khăn trong việc lấy nước thủy lợi.
 
Trước tình hình trên, UBND xã Đức Đồng cũng đã có văn bản kiến nghị lên cấp huyện, tỉnh xem xét lập dự án kè bờ sông chống lở, nhưng đến nay vẫn chưa có dự án nào được thực hiện.
 
Theo tìm hiểu của chúng rôi, sở dĩ dòng chảy sông Ngàn Sâu đoạn qua thôn Lai Đồng, chảy xiết khi nước lũ về là do phía trên có một ngọn đồi nhỏ lấn ra sông, bên kia sông là một mỏm đất đá ong của xã Đức Giang án ngự, nên dòng chảy nắn lại và xoáy mạnh vào thôn Lai Đồng như một mũi khoan uy lực. “Vì vậy, khi nước lũ dâng cao dòng xoáy này sẽ quét sạch mọi thứ trên dòng chảy. Khung cảnh tan hoang, xơ xác là những gì còn lại sau mỗi cơn lũ”, ông Phan Văn Hân một người dân sinh sống lâu năm ở đây cho biết.
 
Để tiến hành kè chống sạt lở khúc sông này, theo ông Đặng Giang Trung - Trưởng Ban quản lý các dự án xây dựng cơ bản huyện Đức Thọ thì phải tiêu tốn số tiền lên đến hàng trăm tỷ đồng. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay thì việc thực hiện một dự án như vậy là rất khó khăn.
 
Ông Võ Công Hàm, Chủ tịch UBND huyện Đức Thọ cho biết: Những năm gần đây, khi mà rừng đầu nguồn đang bị tàn phá nặng nề thì tốc độ dòng chảy sông Ngàn Sâu đã tăng mạnh. Thời điểm nước lũ lên tại Lai Đồng mực nước 12 - 13m, trong khi Linh Cảm chỉ 6 - 7m, điều đó nói lên sự chênh nhau của dòng nước rất lớn.
 
Chúng tôi đã từng đi xuồng quân sự có công suất lớn lên vùng này trong lũ nhưng thuyền không thể nào vượt qua được đoạn sông này. Hàng năm khi có lũ về, chúng tôi chỉ đạo kịp thời sơ tán và cưỡng chế sơ tán người dân trong vùng nhằm đảm bảo tính mạng, tài sản cho dân.
 
Về lâu dài, việc tiến hành kè chống sạt lở thì huyện cũng đã có văn bản kiến nghị lên UBND tỉnh Hà Tĩnh và Trung ương xem xét hỗ trợ nguồn vốn, để lập dự án còn ngân sách của địa phương thì không thể thực hiện được.
 
 
Trong thời điểm hiện nay, khi mà đất ở, đất sản xuất nông nghiệp ngày càng khó khăn, nhưng hàng năm miệng “hà bá” vẫn nuốt chửng nhiều diện tích đất của người dân thôn Lai Đồng. Đất của mình bị “cướp” trên tay nhưng chủ sở hữu không có cách nào để dành lại. Mong muốn về một bờ kè chống sạt lở đang là khao khát của những người dân thôn Lai Đồng để được “an cư lạc nghiệp”.

Trần Đức Thắng
.