Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201810/can-nhac-de-giu-gia-tri-cua-nguoi-lam-nghe-818490/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201810/can-nhac-de-giu-gia-tri-cua-nguoi-lam-nghe-818490/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Cân nhắc để giữ giá trị của người làm nghề - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Sáu, 12/10/2018, 14:21 [GMT+7]

Cân nhắc để giữ giá trị của người làm nghề

Nhiều người lo ngại cách phạt này không mang tính xây dựng giá trị con người. Ngoài ra, người bị xử phạt - cụ thể ở đây là người giáo viên - trong mắt học trò sẽ bị coi thường vì không còn mang hình ảnh đẹp, là tấm gương cho trò noi theo nữa. 
 
Đó là một trong nhiều nỗi trăn trở mà những thầy, cô giáo đã trao đổi với PV Báo CAND xoay quanh dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong giáo dục mà Bộ GD&ĐT vừa đưa ra lấy ý kiến.
 
Khó khả thi
 
Theo đó, dự thảo nhấn mạnh về việc mức độ xử phạt đối với những hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm và thân thể của giáo viên (GV) và học sinh. Người vi phạm có thể bị phạt từ 20-30 triệu đồng, trong khi trong Nghị định 138/2013-NĐ-CP cũng đã đề cập tới vấn đề này. Các GV đã đưa ra những nhận định về các điểm còn chưa hợp lý của dự thảo.
 
Một Hiệu trưởng thuộc trường THPT ở quận 1 TP Hồ Chí Minh cho rằng, vấn đề quan trọng là xác định mức độ vi phạm của GV, hoặc phát hiện ra hành vi vi phạm để đưa vào khung xử lý. Như vậy, điều quan trọng không phải là tiền phạt bao nhiêu mà hướng dẫn bộ máy cơ sở làm thế nào để thực hiện.
 
Vấn đề của dự thảo là phải yêu cầu hiệu trưởng các nhà trường, lãnh đạo các cấp quản lý trong ngành xác định những hành vi vi phạm để đưa vào khung xử lý. Cụ thể như thế nào là xâm phạm thân thể học sinh, vi phạm trong phạm vi như thế nào để không xử ép đối tượng bị phạt và đảm bảo quyền lợi học sinh. “Phạt như thế nào không quan trọng mà quan trọng là đưa ra đúng người đúng việc, đặc biệt là đối với những cán bộ quản lý chưa chắc tay thì việc xác định lỗi sẽ rất khó khăn”, vị này kết luận.
Giáo viên lo ngại khi nghị định mới này được áp dụng, sẽ trở thành một “rào cản” giữa thầy trò và gây nhiều áp lực cho người làm nghề giáo.
Giáo viên lo ngại khi nghị định mới này được áp dụng, sẽ trở thành một “rào cản” giữa thầy trò và gây nhiều áp lực cho người làm nghề giáo.
Cô Phạm Thúy Hà, GV Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, TP Hồ Chí Minh cho rằng, về xử phạt hành chính trong lĩnh vực dạy thêm, trước đây đã có Nghị định 138 quy định về vấn đề này nên việc xử phạt theo dự thảo này (từ 5-10 triệu đồng) là không mới. Mà theo đó là bị thừa, thêm một điều luật xử lý xử phạt nữa là có cần thiết không? Theo cô Hà, điều quan trọng nhất là không nên để sự việc xảy ra rồi mới đưa ra mức phạt mà nên ngăn chặn từ đầu. Trong đó, dịp đầu năm học nhà trường triển khai và nhắc các quy định này để GV thấm nhuần.
 
Liên quan đến xử phạt GV xúc phạm thân thể, nhân phẩm học sinh, cô Hà cho rằng, lâu nay các đơn vị giáo dục đã áp dụng xử lý theo Luật Viên chức là khiển trách, cảnh cáo, buộc thôi việc. Do vậy, điều mới nếu dự thảo này được thông qua thì có thêm một biện pháp xử lý là phạt hành chính.
 
“Tuy nhiên, tôi cho rằng điều này không dễ thực hiện được nhất là việc xác định lỗi như thế nào để phạt hành chính sẽ phải lắng nghe từ nhiều phía. Để xác định có lỗi hay không sẽ phải dựa vào pháp luật, phải giám định và tòa án xử lý nên việc phạt là không phải đơn giản. Chưa kể Hội đồng nhà trường phải họp bàn, đưa ra thảo luận cũng không dễ dàng kết luận được”, cô Hà nói.
 
Một GV THCS thuộc quận Gò Vấp cũng chia sẻ, những học sinh quá cá tính và khó bảo, ngang bướng, nếu không được rèn giũa thì rất khó vào nền nếp. Vì trên thực tế, có nhiều vị cha mẹ thường phải năn nỉ các thầy cô cho họ gửi gắm con và cho phép cô cứ "thẳng tay", thậm chí quát mắng con mình khi sai phạm, lười học.
 
Thầy Vũ Hoàng Sơn, GV Trường Tiểu học Bình Hòa, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh cho biết, nghề dạy học là một nghề đặc thù, GV phải chấp hành các quy định của ngành, trong đó không được xúc phạm học sinh là một quy định phải chấp hành nghiêm túc. Điều này đã được quy định trong Nghị định 138.
 
“Tuy nhiên, ở mức độ nào đó, GV vẫn có thể trách mắng các em nếu bản thân em đó đã nhiều lần vi phạm, đã nhiều lần trao đổi với phụ huynh nhưng vẫn không sửa chữa được khuyết điểm. Nếu nội dung xử phạt của nghị định mới này được áp dụng, nó sẽ trở thành một rào cản đối với GV trong suốt quá trình dạy học. Khi đó, buộc lòng GV sẽ phải chọn giải pháp an toàn cho chính bản thân mình.
 
Và trong mỗi ngày lên lớp, GV luôn phải dặn lòng, dè chừng, chịu sức ép nặng nề về mặt tâm lý và khi thấy học sinh sai mà không dám la rầy, học sinh ngỗ ngược, xúc phạm thầy cô thì không dám phản ứng, nó thực sự tạo thành khoảng chắn, bức tường ngăn cách giữa thầy và trò”, thầy Sơn bộc bạch.
 
Vì mục tiêu xây dựng giá trị của người làm nghề!
 
Trao đổi về vấn đề trên, bà Nguyễn Kim Dung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục - ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh tỏ ý lo ngại rằng, dự thảo trên do Bộ GD&ĐT đưa ra xuất phát từ một số các vụ việc xử lý không đúng chức năng sư phạm gây phản cảm trong ngành Giáo dục xảy ra gần đây.
 
“Nếu chỉ vì xử lý những biện pháp giáo dục phản sư phạm mà Bộ GD&ĐT đưa ra những qui định xử lý xử phạt bằng tiền với người GV thì trước hết, với những người làm nghề giáo chắc chắn sẽ không bao giờ ủng hộ. Bản thân mỗi GV khi đã phải dùng đến việc phải đánh, mắng học sinh là không hề muốn. Luật đưa ra xử phạt bằng tiền với mục tiêu làm giảm thiểu các hành vi sai của người GV, để không tái lập lại nhưng cần phải nhìn sâu xa hơn”, bà Nguyễn Kim Dung nói.
 
Bà Nguyễn Kim Dung cho rằng, nghề giáo là một nghề mà khiến người thầy, cô trong ánh mắt của học sinh luôn là một tấm gương sáng để học sinh noi theo. “Liệu hình thức kỷ luật này có xây dựng lại được giá trị của con người, cụ thể ở đây là lấy lại được giá trị của người làm nghề giáo hay không hay làm mất đi tính xây dựng về giá trị con người? Khi áp dụng hình phạt nhất là đối với học sinh mà GV đã phải đánh học sinh có nghĩa là người GV đó cũng đã bất lực trong phương pháp giáo dục. Còn Bộ GD&ĐT đưa ra nghị định xử phạt này cũng đồng nghĩa là đang phải dùng biện pháp "chẳng đặng đừng" với người GV. Ngành Giáo dục của ta chẳng lẽ cũng đang thể hiện sự bất lực?”, bà Nguyễn Kim Dung băn khoăn.
 
Cũng theo lãnh đạo Viện Nghiên cứu giáo dục - ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh, bất cứ một chính sách, nghị định nào khi đưa ra đều phải được xét về 2 mặt: Được và không được. “Với riêng nghị định xử phạt này cho thấy mặt không được nhiều hơn. Nếu xử phạt xong mà người GV vi phạm ấy vẫn hành nghề thì hàng ngày khi lên lớp trong ánh mắt của học sinh, người GV đó sẽ được nhìn nhận ra sao, có bị coi thường hay không. GV cũng là một con người, có phút giây không kiềm chế được. GV lại là người có tính tự trọng cao không nên dùng biện pháp hành chính. Sẽ gây tổn thương cho những người làm nghề. Bộ GD&ĐT  khi đưa vào thực hiện nghị định này thì phải hết sức cân nhắc”, bà Nguyễn Kim Dung đề nghị.
 
Huyền Nga
.

Nguồn: Huyền Nga/CAND

.