Việc thiếu sách giáo khoa đầu năm học 2018-2019 này lại dấy lên tranh cãi sách dùng một lần xem như bỏ đi dẫn đến sự uổng phí. Hàng năm có hàng trăm triệu bản sách giáo khoa với tổng giá cả ngàn tỷ đồng nhưng ít được tái sử dụng, "tay trao tay" như thế hệ trước.
Sách giáo khoa Toán lớp 1, sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, sách bài tập Tiếng Việt lớp 1, sách giáo khoa, sách bài tập...hình thức không khác nhau là mấy. Tuy nhiên, hiện nay, những cuốn SGK lại có thêm phần câu hỏi, bài tập dưới hình thức tự luận hoặc trắc nhiệm yêu cầu học sinh phải ghi chép hoặc điền vào đó. Như vậy, học sinh chỉ học sách 1 lần rồi cất hoặc bỏ đi.
Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội cho biết, ở Việt Nam mình, mỗi một cuốn sách giáo khoa nó có tuổi thọ nhất định, vì vậy bài tập không in vào sách giáo khoa nữa để người ta dùng nhiều năm, phần bài tập thì in ra ngoài để người ta viết vào đó, xong rồi người ta bỏ đi cũng được.
Đối với anh Vũ Khắc Ngọc, thời của anh đi học, Sách giáo khoa khi đó có sức sống rất lâu, sách của người đi trước sẽ để lại cho người đi sau. Điều này không ảnh hưởng đến nội dung học tập mà còn tiết kiệm được nhiều chi phí cho gia đình anh mỗi dịp đầu năm.
Thấy Giáo Vũ Khắc Ngọc, chuyên gia Giáo dục, Hệ thống Giáo dục HocMai chia sẻ, trong khi thế hệ của chúng tôi thì mọi người cho sách, xin sách của anh chị. Việc lồng ghép làm bài tập làm mất đi giá trị, theo tôi việc này không cần thiết, thậm chí có người nói đây là thủ thuật, là lợi ích thương mại.
Làm một bài toán kinh tế. Một bộ sách giáo khoa lớp 1 có giá khoảng gần 100 ngàn đồng. Một năm Nhà xuất bản in khoảng hơn 1 triệu bộ, hơn 1 triệu bộ đó sẽ bị bỏ đi sau khi các em học xong. Như vậy có nghĩa sẽ bị mất đi khoảng 1 tỷ đồng
Đó mới chỉ 1 bộ sách giáo khoa lớp 1. Còn những bộ sách ở những lớp kế tiếp như lớp 2, lớp 3 giá một bộ SGK cao hơn. Thì sự lãng phí sẽ là như thế nào?.
Theo anh Ngọc, như chúng tôi thống kê được biết, mỗi năm chúng ta bỏ hơn 1 ngàn tỷ để in sách giáo khoa, đây là 1 con số rất khủng khếp, đây là 1 điều rất đáng suy nghĩ.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội cho biết, phải thực sự tiết kiệm, phải giữ gìn cho sạch sẽ, đó là văn hóa tốt. Hàng năm chúng ta nên có phong trào tặng sách cho vùng khó khăn, người nghèo. Như thế bản thân các em sẽ có ý thức
Sách giáo khoa, một tài liệu bắt buộc phải có để cho mỗi học sinh đến trường. Song song với đó, các em vẫn phải có những cuốn bài tập để làm bài. Với những gia đình có điều kiện thì một bộ SGK có lẽ cũng không phải là vấn đề đáng bận tâm, nhưng với những gia đình vẫn còn đó nỗi lo cơm áo gạo tiền cho con khi đến trường, thì là cả 1 vấn đề.
Năm học 2018 - 2019 Nhà xuất bản giáo dục lại tiếp tục đưa ra thị trường hơn 100 triệu bản sách giáo khoa. Và 100 triệu bản sách giáo khoa này sẽ lại tiếp tục bỏ đi hoặc lại bán đồng nát. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, Bộ GD-ĐT và các nhà xuất bản, tổ chức cần phải cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng khi biên soạn, phát hành nhiều bộ SGK chỉ sử dụng được có 1 lần.
.