(Congannghean.vn)-Ngày 15/12/2017, tại Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội, Quỹ Giao lưu quốc tế Nhật Bản long trọng tổ chức hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Chí sỹ Phan Bội Châu - bác sĩ Asaba Sakitaro và Quan hệ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản”.
|
Hội thảo được tổ chức trang trọng và nồng ấm |
Đây là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong chuỗi các hoạt động thiết thực kỉ niệm 150 năm ngày sinh chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu và bác sỹ Asaba Sakitaro (1867 – 2017).
Dự hội nghị có các đại biểu: GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng phê bình lí luận văn học nghệ thuật Việt Nam; Ngài Umeda Kưrino – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam và phu nhân; Ngài Miazawa Hiroyouki – Nghị sĩ Quốc hội Nhật Bản; ông Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An; ông Nguyễn Xuân Đường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An.
|
|
Các đại biểu Trung ương và địa phương |
|
Các đại biểu đến từ Nhật Bản |
|
GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu tại Hội thảo |
Dự hội nghị còn có các Giáo sư, tiến sĩ, học giả các trường đại học của Việt Nam và Nhật Bản; đại diện các cục, vụ, viện của các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương trong cả nước.
'Phan Bội Châu là bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập dân tộc, được 20 triệu người trong vòng nô lệ tôn sùng' (Chủ tịch Hồ Chí Minh). Với mục đích học tập Nhật Bản, tháng 1/1905, lần đầu tiên một số sĩ phu Việt Nam do Phan Bội Châu đứng đầu sang Nhật. Tại đây, cụ Phan đã đến gặp một số nhà yêu nước, ủng hộ Việt Nam như Okumura, Kashiwabara Buntaro, bác sĩ Asaba Sakitaro. Từ đó, phong trào Đông Du được phát triển ngày càng rầm rộ trên cả ba miền đất nước.
|
Ngài Umeda Kưrino – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam đánh giá cao tình bạn giữa Phan Bội Châu và Bác sĩ Asaba Sakitaro |
Khi phong trào đang lên cao thì thực dân Pháp đã tìm ra nhiều đầu mối của phong trào, chúng cấu kết với Nhật để xúc tiến đàn áp. Tháng 2/1909, Phan Bội Châu bị trục xuất khỏi nước Nhật. Tình hình lúc này rất khó khăn, kinh phí để cho lưu học sinh về nước trở thành vấn đề lớn đối với Phan Bội Châu. Đúng lúc này, bác sĩ Asaba Sakitaro đã ủng hộ 1700 yên - số tiền bằng hàng chục năm tiền lương của bác sĩ Asaba.
Chính sự giúp đỡ vô tư và trong sáng này mà sau đó khi ‘trời yên biển lặng’, Phan Bội Châu cùng một số anh em khác đã sang tận quê hương của Asaba (lúc này đã qua đời) để dựng bia tưởng niệm vị ân nhân này. Văn bia có đoạn viết: “Hảo hớn xưa nay, nghĩa đầy trong ngoài. Ông giúp như trời, Tôi chịu như bể, chí Tôi chưa thành, Ông không chờ Tôi. Lòng này đau thương, đến ức vạn năm. Tất cả người của Hội Việt Nam Quang phục xin nghi lại”.
|
Ông Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An phát biểu tại hội thảo |
Tình bạn giữa Phan Bội Châu và bác sĩ Asaba Sakitaro đã đặt nền móng cho quan hệ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản. Nhiều thế hệ lãnh đạo, học sinh và nhân dân Việt Nam, Nhật Bản đã không ngừng vun đắp tình hữu nghị, đoàn kết giữa 2 dân tộc. Hiện nay, quan hệ giữa hai nước đang ở giai đoạn tốt nhất trong lịch sử kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao (1973), có sự tin cậy cao. Lãnh đạo cấp cao hai nước duy trì thường xuyên các chuyến thăm và tiếp xúc tại các diễn đàn quốc tế và khu vực.
|
Các nhà nghiên cứu lịch sử Nghệ An tại hội thảo |
|
Nhiều học giả đến từ đất nước mặt trời mọc |
Trong hợp tác kinh tế, Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam và là nước G7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam (tháng 10/2011). Đến nay, Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, nhà đầu tư số 2 tại Việt Nam, đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam (năm 2016). Hai bên đã ký Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (tháng 12/2004), Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) (tháng 10/2009)... tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho phát triển quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước…
|
Hội thảo thu hút nhiều nhà nghiên cứu, học giả |
Phát biểu tại hội thảo, các vị lãnh đạo và các học giả đều khẳng định vai trò to lớn của Phan Bội Châu và bác sĩ Asaba Sakitaro trong việc Quan hệ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản. Hội thảo nhằm góp phần tiếp tục bồi dưỡng, giáo dục tinh thần yêu nước, ý chí độc lập, tự chủ, tự cường của dân tộc. Đồng thời có ý nghĩa giáo dục nước giá trị nhân văn to lớn về tình cảm trong sáng, cao cả của 2 người bạn lớn: Phan Bội Châu và bác sĩ Asaba Sakitaro. Từ đó, góp phần quan trọng thúc đẩy mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa 2 nước Việt Nam - Nhật Bản ngày càng tốt đẹp.
|
Đại diện hậu duệ của cụ Phan Bội Châu |
|
Học sinh trường Phan Bội Châu Nghệ An tại hội thảo |
|
Trao đổi bên lề hội thảo |
|
Ngài Umeda Kưrino – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam trả lời phỏng vấn |
.