Văn hóa - Giáo dục

Bộ GD&ĐT không dự kiến áp dụng phương án nào cải tiến chữ viết

09:20, 01/12/2017 (GMT+7)
TIN LIÊN QUAN
Ngày 30/11, Bộ GD&ĐT đã trả lời thông tin về đề xuất cải tiến chữ viết của PGS.TS. Bùi Hiền - nguyên Phó hiệu trưởng ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, nguyên Phó viện trưởng Viện Nội dung và Phương pháp dạy-học phổ thông.
Minh họa nội dung về cải tiến chữ Quốc ngữ theo đề xuất của PGS.TS Bùi Hiền.
Minh họa nội dung về cải tiến chữ Quốc ngữ theo đề xuất của PGS.TS Bùi Hiền.
Ý kiến của PGS.TS. Bùi Hiền về cải tiến chữ Quốc ngữ là đề xuất trong một hội thảo khoa học của ngành ngôn ngữ học. 
 
Bộ GD&ĐT khẳng định trân trọng tất cả các công trình nghiên cứu và đề xuất nghiêm túc của các nhà khoa học.
 
Tuy nhiên, để đưa một đề xuất liên quan đến vấn đề cải tiến chữ viết của ngôn ngữ quốc gia vào thực tế, cần có sự thẩm định của các chuyên gia, ý kiến của các tầng lớp nhân dân và sự xem xét, quyết định của Quốc hội, Chính phủ. 
 
Bộ GD&ĐT không đủ thẩm quyền và không có dự kiến áp dụng bất cứ một phương án nào về cải tiến chữ viết quốc gia trong giai đoạn hiện nay.
 
Những ngày qua, thông tin về nghiên cứu của PGS.TS. Bùi Hiền liên quan đến chữ Tiếng Việt nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều.
 
Chữ quốc ngữ cải tiến của tác giả Bùi Hiền dựa trên tiếng nói văn hóa của Thủ đô Hà Nội cả về âm vị cơ bản lẫn 6 thanh điệu chuẩn, nguyên tắc mỗi chữ chỉ biểu đạt một âm vị, và mỗi âm vị chỉ có một chữ cái tương ứng biểu đạt.
 
Cụ thể, sẽ bỏ chữ Đ ra khỏi bảng chữ cái tiếng Việt hiện hành và bổ sung thêm một số chữ cái tiếng Latin như F, J, W, Z. Bên cạnh đó, thay đổi giá trị âm vị của 11 chữ cái hiện có trong bảng trên, cụ thể: C = Ch, Tr; D = Đ; G = G, Gh; F = Ph; K = C, Q, K; Q = Ng, Ngh; R = R; S = S; X = Kh; W = Th; Z = d, gi, r. Vì âm “nhờ” (nh) chưa có ký tự mới thay thế, nên trong văn bản trên tạm thời dùng kí tự ghép n’ để biểu đạt.
 

Nguồn: Nhật Nam/Chinhphu.vn

Các tin khác