Cuộc sống bận rộn đang khiến nhiều bậc cha mẹ ngày càng ít có thời gian quan tâm đến con cái, bởi vậy hình ảnh những đứa trẻ ôm smartphone cả ngày đã trở thành quen thuộc trong cuộc sống hiện đại. Thế nhưng, chúng ta liệu có thể biết hết được, con cái mình đang xem những gì hay không?
Gần đây, Youtube xuất hiện loạt clip có tựa đề "Người Nhện và Nữ hoàng Băng Giá" (tên tiếng Anh là Elsa Spiderman) do Ekip người Việt sản xuất, với hàng triệu lượt xem của cả người lớn và trẻ con. Nhưng nội dung thì rất nhiều cảnh phản cảm, không thiếu các hành động khêu gợi, kích thích, thậm chí bạo lực khiến nhiều phụ huynh phải giật mình, hoảng hốt.
Chị Nguyễn Thị Nguyệt Nương, Hà Nội cho biết: "Thật ra những hình ảnh đấy rất ấn tượng và ảnh hưởng nhiều đến các cháu bé, đặc biệt như con nhà mình, phải nói là rất thích luôn, Elsa thì cực kỳ hâm mộ, váy Elsa, đồ chơi Elsa kiểu gì cũng phải có."
Những clip mang nội dung không tốt sẽ ảnh hưởng đến trẻ |
Anh Nguyễn Văn Hào, Cầu Giấy, Hà Nội cho biết: "Mình rất là lo ngại vì trẻ bây giờ hầu như đều dùng smartphone rất là nhiều"
Chị Nguyễn Thanh Lâm, Tây Hồ, Hà Nội cho biết: "Với tư cách là phụ huynh học sinh thì tôi cũng rất mong muốn các cơ quan chức năng vào cuộc để dẹp bớt những cái phản cảm, không có lợi cho các cháu"
Elsa là nhân vật chính trong phim hoạt hình Frozen của Disney, nhân vậy này chưa bao giờ hết hot trong các trò chơi của bé gái. Còn hình ảnh Spiderman lại là niềm yêu thích đặc biệt của hầu hết bé trai.
Việc lấy 2 nhân vật được trẻ em yêu thích để dựng clip nhảm nhí rất nguy hại. Bởi dù không cố tình tìm, nhưng chỉ cần gõ từ khóa "Elsa" hay "Spiderman", các em cũng dễ dàng thấy những clip trên.
ến sỹ Nguyễn Thị Thu Hoài, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: "Khi phụ huynh cho con mình dùng những thế hệ điện thoại smartphone, thì nên có những biện pháp quản lý, có thể là đầu tiên mình sẽ giáo dục trực tiếp con em mình, nhắc nhở, và có những biện pháp quản lý từ xa để tránh cho các con vào những trang mạng như vậy."
Chị Chu Ngọc Anh, giáo viên trường mầm non Ánh Dương, Cầu Giấy, Hà Nội cho biết: "Tôi thấy những clip như vậy sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ, đặc biệt là lứa tuổi mầm non vì lúc này trẻ rất non nớt, về cả nhận thức, nên là nếu cho trẻ tiếp xúc quá sớm với những clip như vậy thì trẻ sẽ bị ảnh hưởng nhiều mặt, ví dụ như ảnh hưởng cả tâm sinh lý của trẻ. Trẻ sẽ có thể có những biểu hiện ra như chậm nói."iến sỹ Nguyễn Thị Thu Hoài, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: "Theo tôi nghĩ, trẻ em nó như 1 tờ giấy trắng ý, mình giáo dục con ntn thì sau này nó sẽ hình thành những nhân cách và đặc biệt là mình phải có những định hướng cho con em. Chính vì vậy mà có những thông tin phản cảm và đặc biệt là không tốt cho sự phát triển của trẻ em sau này thì tôi nghĩ là phụ huynh phải bằng mọi biện pháp ngăn chặn kịp thời."
Ngày 18/1, Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và truyền thông) đã có quyết định xử phạt hành chính tổng số tiền 50 triệu đồng với những cá nhân, tổ chức liên quan đến những clip trên đồng thời yêu cầu dỡ bỏ. Trên nhiều diễn đàn mạng xã hội có tiếng tại Việt Nam đã kêu gọi báo cáo cho YouTube với mong muốn xoá bỏ các clip phản cảm này. Tuy nhiên, đến giờ những clip này vẫn tồn tại trên youtube với lượt xem từ 200 đến 400.000 và vẫn tiếp tục tăng.
Trẻ em, đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo, cần được quan tâm đặc biệt. Bởi đến 5 tuổi là 1 đứa trẻ đã bắt đầu hình thành nhân cách. Các cơ quan chức năng cần có những biện pháp xử lý mạnh hơn để trả lại môi trường trong sạch cho trẻ.
.