Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201511/xay-dung-doi-song-van-hoa-o-dong-bao-dan-toc-thieu-so-646569/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201511/xay-dung-doi-song-van-hoa-o-dong-bao-dan-toc-thieu-so-646569/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Xây dựng đời sống văn hóa ở đồng bào dân tộc thiểu số - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Sáu, 13/11/2015, 11:08 [GMT+7]

Xây dựng đời sống văn hóa ở đồng bào dân tộc thiểu số

(Congannghean.vn)-Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa 8 về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” được triển khai 15 năm qua (2000 - 2015) đã có sức lan tỏa sâu rộng, từ đồng bằng đến miền núi. Tại các vùng dân tộc thiểu số (DTTS), phong trào này đã tác động tích cực đến đời sống xã hội của đồng bào các dân tộc.

Qua đó, vận động bà con đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. Nghệ An có 5 DTTS gồm các dân tộc Thái, Thổ, Khơ Mú, Ơ-đu, Mông; sinh sống ở 11 huyện, thị miền núi ở miền Tây xứ Nghệ với số lượng khoảng 500.000 người, chiếm 15% dân số toàn tỉnh. Không thể phủ nhận, trong suốt bề dày lịch sử phát triển của Nghệ An có sự đóng góp to lớn của đồng bào các DTTS.

Điệu khắc luống của phụ nữ dân tộc Thái
Điệu khắc luống của phụ nữ dân tộc Thái

Mỗi dân tộc mang một nét văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc. Giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc được thể hiện rõ nét qua tôn giáo, tín ngưỡng, các lễ hội truyền thống, trang phục, dân ca, dân nhạc, dân vũ...

Phải khẳng định rằng, lãnh đạo tỉnh nhà luôn quan tâm đến công tác bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS trên địa bàn, thông qua việc ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch chỉ đạo... Trên cơ sở đó, nhiều địa phương đã triển khai thực hiện, qua đó thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Điển hình như Đề án “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2011 - 2015” ở huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An, Đề án “Xây dựng huyện điểm văn hóa miền núi và dân tộc thiểu số” ở huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An...

Xây dựng gia đình văn hóa, thôn, bản văn hóa là một trong những nội dung trọng tâm của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã và đang được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Phong trào này được duy trì và phát triển rộng rãi ở nhiều địa phương. Cùng với việc xây dựng gia đình văn hóa, nhiều địa phương đã triển khai nhân rộng mô hình làng văn hóa đa sắc dân tộc, bản văn hóa thuần dân tộc thiểu số... Những mô hình, điển hình tiên tiến của các cơ sở đã được tôn vinh trong ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam, ngày hội đại đoàn kết toàn dân...

Thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các DTTS miền núi” của UBND tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã giao cho Đoàn Ca múa nhạc dân tộc Nghệ An thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm, phát huy các loại hình bản sắc văn hoá của các DTTS.

Hàng năm, Đoàn tổ chức 3 - 4 chuyến đi khảo sát ở các huyện miền núi. Nhiều địa phương đã thành lập câu lạc bộ (CLB) dân ca, dân vũ, CLB văn hóa dân gian, văn học nghệ thuật... Tuy nhiên, công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các DTTS vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhất là với những người làm công tác sưu tầm.

Ông Trịnh Văn Thuận, Trưởng đoàn Ca múa nhạc dân tộc Nghệ An cho biết: “Sự phát triển kinh tế và quá trình hội nhập đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của đồng bào. Nếu chúng ta không có hình thức bảo tồn thì bản sắc văn hóa của một số DTTS sẽ đứng trước nguy cơ bị mai một. Nguyên nhân là do bà con đang bị ảnh hưởng bởi những nền văn hóa của các dân tộc khác. Ngay như với làn điệu dân ca, dân vũ, trên thực tế,các nghệ nhân cao tuổi phần lớn đã qua đời, đội ngũ kế cận không am hiểu, còn một bộ phận lớp trẻ lại không mặn mà với công tác này. Một số lễ hội truyền thống mang tính cộng đồng cũng không còn nhận được sự quan tâm của người dân”.

Trong thời gian tới, Nghệ An tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hóa, đồng thời đẩy mạnh công tác bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Qua đó, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho đồng bào các DTTS ở vùng sâu, vùng xa; góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

.

Huyền Thương

.