Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201501/nhoc-nhan-gieo-chu-o-vung-cao-577123/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201501/nhoc-nhan-gieo-chu-o-vung-cao-577123/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Nhọc nhằn 'gieo chữ' ở vùng cao - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 08/01/2015, 09:01 [GMT+7]

Nhọc nhằn 'gieo chữ' ở vùng cao

(Congannghean.vn)-Không ngại khó, ngại khổ, những giáo viên “cắm bản” ở điểm trường Huồi Mới 1, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong vẫn hàng ngày miệt mài đem chữ ươm mầm cho trẻ em vùng cao. Bám bản, vận động trẻ đến lớp và giữ chân trẻ ở lại học chữ là cả một sự cố gắng không mệt mỏi của tập thể, cán bộ, giáo viên nơi đây.

Giờ lên lớp của thầy giáo Lỳ Chư Sò cùng các em học sinh
Giờ lên lớp của thầy giáo Lỳ Chư Sò cùng các em học sinh
Nhọc nhằn gieo chữ
 
Là một xã vùng sâu, vùng xa của huyện Quế Phong, bản Huồi Mới, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong có 3 dân tộc cùng chung sống là Mông, Thái và Khơ Mú. Nằm cách trung tâm huyện khoảng 50 km, nơi có 69 hộ, 550 nhân khẩu, đồng bào dân tộc Mông định cư từ bao đời nay. Được mệnh danh là bản “5 không”: Không chợ, không đường giao thông, không điện thắp sáng, không y tế, không thông tin liên lạc..., cuộc sống của 100% hộ gia đình đồng bào dân tộc Mông nơi đây đều phụ thuộc vào việc làm nương rẫy. Người lớn thường lên rẫy khi gà còn gáy trên chuồng và chỉ trở về nhà khi trời đã tối mịt. Bố mẹ bận với nương rẫy, trẻ em phải tự lo cho mình, đứa lớn chăm đứa bé, nên hầu hết các em phải nghỉ học ở nhà để lo cuộc sống.
 
Vượt qua sự thiếu thốn về vật chất của gia đình, trẻ em ở bản vẫn luôn thể hiện niềm khát khao con chữ đến cháy bỏng. Vì sự nghiệp trồng người, các thầy giáo luôn bám bản, bám lớp, dạy chữ cho các em. Đó là những giáo viên và học sinh Trường Tiểu học Tri Lễ 4. Hầu hết thầy giáo dạy ở đây đều chỉ sống một mình vì gia đình đều ở dưới xuôi. Nơi đây, cuộc sống rất khó khăn, mọi thứ đều phải tự túc. Hết đồ ăn dự trữ, các thầy cô phải tự xoay xở.
 
Tại điểm trường Huồi Mới 1, học sinh đều phải học ghép trong những căn phòng chật chội, thiếu thốn đủ thứ, từ bàn ghế đến sách vở, đồ dùng học tập. Những lúc đó, thầy, cô giáo lại phải dành dụm đồng lương ít ỏi để mua vở, bút cho các em. Lặn lội lên vùng cao “gieo chữ”, khó khăn với nhiều giáo viên không chỉ là cảnh không đường, không điện, không nước mà còn là nỗi nhớ gia đình, bạn bè, người thân và sự bất đồng về ngôn ngữ, phong tục.
 
Theo thầy Vi Văn Quế, Tổ trưởng giáo viên cắm bản ở đây cho biết: “Điều kiện khí hậu ở đây rất khắc nghiệt, cuộc sống thiếu thốn đủ bề, cả điều kiện sinh hoạt lẫn giáo viên dạy. Nhưng trở ngại lớn nhất trong việc dạy các em là sự bất đồng ngôn ngữ. Do điều kiện khó khăn nên sách vở và đồ dùng học tập của các em đều thiếu. Các em phải học chung sách giáo khoa, ghi chung vở. Thậm chí có em đến lớp chẳng có bút, vở để viết”.
 
Vượt lên khó khăn
 
Vượt lên mọi vất vả, khó khăn, những người thầy, người cô nơi đây luôn hết lòng tận tụy đem con chữ gieo vào những mầm xanh nơi bản làng. Trong sinh hoạt thường ngày với học sinh, họ cũng như những người cha, người mẹ thứ hai của các em. Đa phần các em học sinh nơi đây đều có hoàn cảnh gia đình khó khăn, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Có nhiều em đã phải nghỉ học để ở nhà giúp gia đình làm nương rẫy.
 
Thầy Lỳ Chư Sò tâm sự với chúng tôi về một vài hoàn cảnh khó khăn nhất. Đó là em Lỳ Bá Na, bố mất sớm, gánh nặng cơm áo đặt hết lên vai người mẹ. Dù tuổi còn nhỏ, nhưng nỗi lo cơm áo, gạo tiền cũng đã ăn sâu vào tâm trí của Na. Em phải nghỉ học, giúp mẹ làm nương và chăm lo cho các em. Nắm bắt hoàn cảnh gia đình của từng học sinh, các thầy, cô đã đến tận nhà tuyên truyền, vận động, giảng giải cho phụ huynh các em về tác dụng của việc học, có kiến thức sẽ làm kinh tế tốt hơn, gia đình sẽ thoát nghèo. Nhờ vậy, Na cũng như nhiều học sinh khác đã trở lại trường học với các bạn cùng trang lứa khác.
 
Để khuyến khích tinh thần vượt khó đến trường học tập của các em, hàng năm, các thầy cô đều tặng quà, quần áo, sách vở, giày dép cho các em học sinh. Đồng thời, vận động sự giúp đỡ của bà con miền xuôi, những tấm lòng hảo tâm để giúp đỡ các em đủ điều kiện đến trường học chữ.
 
Vượt lên trên mọi khó khăn, thiếu thốn, các thầy cô nơi đây vẫn ngày ngày thầm lặng gieo con chữ cho các em học sinh chỉ với một hy vọng là rồi đây, ở những bản người dân tộc xa xôi và khó khăn sẽ không còn ai mù chữ. Ai cũng biết đọc, biết viết, biết làm tính. Rồi đây, nhờ con chữ, các em sẽ thắp sáng bản làng bằng những kiến thức được các thầy cô truyền dạy.
.

Cao Loan

.