Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201412/chuyen-chiec-phong-bi-574232/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201412/chuyen-chiec-phong-bi-574232/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Chuyện chiếc phong bì - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Hai, 29/12/2014, 09:35 [GMT+7]

Chuyện chiếc phong bì

(Congannghean.vn)-Đây không nói về loại phong bì quan trọng, trong bỏ chỉ thị, nghị quyết, mà là loại có tí chút tài chính để củng cố tình hữu nghị trong thế giới công chức chúng ta.
 
Mặc dù trên đã nhiều lần nhắc nhở và ra lệnh cấm nhưng nó vẫn duy trì và liên tục phát triển như bệnh dịch. Không trao phong bì sao được khi khách đánh ôtô con vượt hàng trăm cây số đường gập ghềnh, lầy lội đến mừng kỷ niệm 50 năm, 40 năm, 30 năm, thậm chí ngày chẵn tháng của đơn vị mình.
 
Lại nữa, lễ khai trương, động thổ các công trình thế kỷ, thiên niên kỷ, lễ đón nhận bằng di sản văn hóa, danh hiệu cơ quan văn hóa và các loại huân chương cao quý khác. Toàn chuyện đại sự cả. Ngày vui như thế, chỉ có mặt mo mới tiễn khách ra về tay không mà không có chiếc phong bì cảm ơn.
 
Nói tóm lại, phong bì là vấn đề tất yếu, xuất phát từ truyền thống “bánh ít trao đi, bánh dì trao lại”. Nhưng trao như thế nào lại là vấn đề kỹ năng cần chú ý.
 
Trao lúc khách mới đến là tiện nhất nhưng cảnh giác mấy ông nắm được phong bì bỏ cặp là lẳng lặng rút lui chẳng chờ đến khai mạc. Trao cuối giờ là chặt chẽ nhất nhưng lại làm các đại biểu ngồi nhấp nhổm không yên, nghi ngờ ban tổ chức kém trình độ, thiếu nhiệt tình với khách. Kinh nghiệm nhiều nơi là trao vào giữa buổi lúc giải lao, vừa giảm stress cho khách, vừa để các vị có thời gian kiểm tra lại giá trị ở phòng WC. Phải dẹp ngay cái việc cho một bà tạp vụ ăn mặc luộm thuộm phát phong bì như phát chẩn, lại còn quấy rầy bắt khách phải ký cẩn thận.
 
Kín đáo nhất là kẹp phong bì vào tập tài liệu và nếu có điều kiện bỏ tất cả vào cặp da tặng phẩm. Ông đại biểu nào vào loại liêm khiết nhất cũng không nỡ từ chối cách trao tế nhị đó.
 
Nhưng phải đề phòng có ông sếp lớn khó tính vừa lên diễn đàn hô hào chống tham ô lãng phí, lấy của công biếu xén nhau, mở cặp ra xem thấy lù lù cái phong bì, gai mắt, gọi ban tổ chức trả lại làm chủ nhà xấu hổ muốn chui xuống đất. An toàn nhất là trao cho chú lái xe, dặn cẩn thận khi chở sếp về nhà, nhớ đưa cho sếp bà, chắc chắn là không có chuyện trả lại.
 
Cuối cùng, cũng không tránh khỏi sai sót, nếu như hôm sau, có sếp nào quên lễ, cử cán bộ đến chúc mừng, phải xuýt xoa cảm ơn và trao ngay hai phong bì, một cho sếp và một cho người nhận thay.
 
Năm hết, Tết đến. Mùa tổng kết mừng công, mùa lễ hội lại tới. Cậu bạn đồng nghiệp vừa nhắn tin: Sáng mai tới dự lễ rước cờ thi đua ở phường X nhé. Nghe bảo phong bì “hoành tráng”.
.

Huỳnh Cương

.