Gần nửa tháng nay, học sinh tiểu học cũng như các giáo viên chẳng khác gì “gà mắc tóc” về chuyện thầy cô không chấm điểm mà ghi nhận xét đánh giá.
- Mấy chục năm nay, từ học trò đến các bậc làm cha mẹ, nhất là giáo viên đã quen cách đánh giá bằng điểm số. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến cuộc “chạy đua” thành tích khiến cả 3 “vận động viên” đều mệt mỏi, bở hơi tai mà chẳng đến đâu.
- Đến đích cuối cùng thì tỷ lệ tốt nghiệp đều đạt 98%, tức là điểm cao hay thấp chẳng có ý nghĩa gì. Thay chấm điểm bằng lời phê là quá chuẩn xác.
- Chuẩn nhưng vẫn phải chỉnh đấy! Việc cho điểm được coi là vô cảm, thì việc giáo viên “đóng dấu” những nhận xét có sẵn như “khá”, “khá tốt”, “trung bình”... cũng dễ rơi vào vô cảm.
- Đánh giá phải cụ thể, rõ ràng, chỉ ra cho học sinh biết đã làm tốt phần nào, còn phần nào chưa tốt.
- Rắc rối, phức tạp nằm ở đây. Giáo viên nhẩm tính, một lớp học trên 50 học sinh, mỗi tháng phải viết lời nhận xét vào 2 cuốn: sổ liên lạc và sổ theo dõi, đánh giá học sinh. Vậy họ còn đâu thời gian soạn giáo án, dành cho gia đình và nghỉ ngơi.
- Cái gì cũng có mặt trái, mặt phải. Song nếu không cẩn thận thì lời phê chỉ mang định tính không phải định lượng, thậm chí chiếu lệ.
- Thì ra mọi chuyên không đơn giản. Khéo lại rơi vào cảnh “cải lùi”.
.