Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201301/25690-ca-khuc-doat-giai-cao-nhat-ve-de-tai-atgt-nam-2012-392975/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201301/25690-ca-khuc-doat-giai-cao-nhat-ve-de-tai-atgt-nam-2012-392975/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Ca khúc đoạt giải cao nhất về đề tài ATGT năm 2012 - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 22/01/2013, 08:00 [GMT+7]
25690

Ca khúc đoạt giải cao nhất về đề tài ATGT năm 2012

Đầu năm 2013, tôi và một đồng nghiệp đến nhà nhạc sĩ Lê Hàm ở một ngõ nhỏ thuộc phường Trường Thi - TP Vinh. Ra tận cổng đón chúng tôi, người nhạc sĩ bước vào tuổi 80 vẫn khỏe mạnh, nhanh nhẹn và hoạt bát như người 70 tuổi. Đúng là nghệ sĩ không có tuổi, dù ông là CCB, là thiếu sinh quân, là nghệ sĩ chiến đấu và phục vụ chiến đấu nhiều năm ở tuyến lửa Vĩnh Linh, ở trọng điểm chiến tranh phá hoại ác liệt Hà Tĩnh, Nghệ An…
 
Nhâm nhi chén rượu “nút lá chuối” bên hạt lạc quê hương của ông (Diễn Hồng, Diễn Châu), người nhạc sĩ “trẻ” (so với tuổi 80) không nói nhiều về bản thân mình. Ông đưa ra dăm ba bài báo viết về mình, vài đĩa nhạc làm chương trình về bản thân và bảo: “đọc, nghe, xem sẽ hiểu mình…”.
Nhạc sĩ Lê Hàm trải lòng về ca khúc đoạt giải cao nhất về đề tài An toàn giao thông năm 2012
 
Biết ông khiêm tốn, hơn nữa, làm sao kể “mục lục” được quãng đời hơn 40 năm chiến đấu, học tập và sáng tác âm nhạc, làm cán bộ lãnh đạo gần chục chức danh trong các đoàn, hội nghệ thuật ở 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và các địa phương khác? Tôi đi ngay vào mục đích chính.
 
- Thưa nhạc sĩ, được biết nhạc sĩ là 1 trong 2 tác giả đạt giải nhì (không có giải nhất) tại cuộc thi sáng tác ca khúc về “An toàn giao thông năm 2012”, xin nhạc sĩ cho biết cụ thể về vấn đề này?
 
- Nhạc sĩ Lê Hàm chậm rãi: Cuộc thi sáng tác ca khúc về ATGT được trao giải vào đêm 27/12/2012 tại nhà hát của Đài Tiếng nói Việt Nam (Số 58 - phố Quán Sứ, Hà Nội) và được truyền hình trực tiếp trên VOV và một vài kênh truyền hình khác.
 
Cuộc thi này có 403 ca khúc của 311 tác giả. Lọt vào vòng chung khảo có 31 ca khúc của 31 tác giả. Ban giám khảo đã lựa chọn 15 ca khúc để trao giải gồm có 2 giải nhì (không có giải nhất), 3 giải Ba và 10 giải khuyến khích.
 
Cùng với ca khúc “Đèn đỏ thì dừng, đèn xanh mới đi” của nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường, ca khúc “Bình yên trên những tuyến đường” của tôi đạt giải cao nhất. Một số nhạc sĩ có tên tuổi như Văn Thành Nho đạt giải Ba, Trần Long Ẩn, Tôn Thất Lập đạt giải khuyến khích…
 
Giấy chứng nhận đạt giải nhì (không có giải nhất)
- Nhạc sĩ có thể tiết lộ ca khúc được giải cao nhất này sáng tác trong thời gian bao lâu, xuất phát từ ý tưởng nào?
 
- Để có ca khúc “Bình yên trên những tuyến đường” tôi đã viết trong một tháng, nhưng ấp ủ nó thì phải hàng năm trời, thậm chí cảm xúc được dồn nén từ nhiều năm. Tôi còn nhớ trước đây tôi đã sáng tác 2 ca khúc về đề tài an ninh, đó là các ca khúc: “Người đi trong đêm vắng” và “Tiếng đàn người chiến sĩ công an”.
 
Lúc đó cảm xúc ào đến khi tôi đi lang thang trên phố. Tôi hiểu rằng trong những ngôi nhà, nhiều gia đình được đoàn tụ, quây quần bên nhau một cách êm ấm, thì các chiến sĩ công an đang vất vả, thậm chí nguy hiểm ngoài đường, ngoài xã hội để đấu tranh chống tội phạm, chống TNXH, giữ gìn trật tự ATGT… Thế nhưng, nhiều người chưa hiểu giá trị của sự bình yên đó.
 
Khi hai bài hát về ngành Công an đó được phổ biến, tôi đã nhận được một tin nhắn: “Bác ơi, sao bác không có bài hát nào ca ngợi CSGT”, thế là tôi ấp ủ một ca khúc về lực lượng này từ 3, 4 năm nay. Mấy năm gần đây, qua phương tiện thông tin đại chúng, tôi được biết CSGT cũng là một nghề nguy hiểm, nhiều chiến sĩ bị lái xe húc, đẩy lên nắp capo, nhiều chiến sĩ bị xe đâm… Trong khi đi qua một điểm ùn tắc nào đó, nếu không có bóng các chiến sĩ “áo vàng” thì còn lâu đường mới thông được.
 
Vậy là từ con tim mình, trào lên câu hát “Chiều dài những con đường in bước tuần tra của chúng tôi, vòng quay bánh con tàu là bao đêm dài không ngủ, lênh đênh trên biển cả hay lướt sóng trên dòng sông… có chúng tôi những người cảnh sát giao thông. Đường quanh co hay đường bàn cờ, CSGT có mặt từng giờ…” Ca khúc “Bình yên trên những tuyến đường” ra đời như thế.
 
Nhạc sĩ Lê Hàm cho biết thêm: Thật vinh dự khi trong cuộc thi này, chỉ 15 người trúng giải thì gia đình ông đã có 2, ngoài bản thân ông đạt giải cao nhất, người con trai ông, nhạc sĩ Lê Hồng Kỳ cũng đạt giải khuyến khích với ca khúc “Cho hạnh phúc muôn đời”.
 
Sau buổi chuyện trò ấm cúng trước thềm xuân mới, chúng tôi ra về và chúc ông trẻ mãi, sáng tác mãi cùng mùa xuân bất tận. Nhưng chợt nhớ, nhắc đến Lê Hàm mà không nhắc đến bài “Vinh ca”: “Vinh thành phố bình minh” sẽ là một khiếm khuyết, bởi tác phẩm đó đã làm nên “thương hiệu” Lê Hàm. Bài hát đó lại ra đời trong một sự tình cờ.
 
Nhạc sĩ Lê Hàm cho biết: hồi đó chiến tranh phá hoại còn ác liệt, Lê Hàm đang công tác tại Hà Tĩnh, vào một đêm trăng sáng, ông đạp xe từ Hà Tĩnh về Vinh, lúc gần đến bờ sông Lam, bỗng một cô gái trắng ngần dưới ánh trăng, cất giọng trong trẻo: “Anh về mô, có về Thành Vinh quê em cho em về với”.
 
Thế là, người nhạc sĩ trẻ chở cô gái đẹp về Thành Vinh trên chiếc xe đạp đã “buột” ra ca khúc “Em đón anh về Thành Vinh quê em, nghe gió biển ru dòng Lam êm đềm, người người thân quen sống vui trong tình thương…”, ca khúc đó là một trong những ca khúc còn mãi với thời gian của người dân Thành Vinh, người dân xứ Nghệ.

Bá Minh
.