Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201301/25629-nhung-ong-do-thoi-internet-393025/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201301/25629-nhung-ong-do-thoi-internet-393025/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Những ông đồ thời Internet - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Sáu, 18/01/2013, 15:57 [GMT+7]
25629

Những ông đồ thời Internet

Cụ Ngộ đang dịch thư cho khách
83 tuổi, gần 60 năm gắn bó với Bưu điện Trung tâm Sài Gòn, cụ Ngộ đã chứng kiến biết bao nhiêu thăng trầm, bao nhiêu cái Tết xoay đổi theo thời cuộc diễn ra nơi đây. "Hồi đó, dịp cuối năm là tui làm luôn tay, không có thời gian nghỉ. Có khi mồng Một, mồng Hai Tết tui vẫn phải đạp xe đi làm như ngày thường vì người ta tới nhờ dịch đông lắm. Nhân viên Bưu điện không có ngày nghỉ Tết, lại thêm tôi "trực chiến" 24/24. Mấy năm gần đây, khách đến Bưu điện ít đi. Vì vậy mà người đến nhờ dịch thư, thiệp Tết cũng thưa thớt. Ngày tui dịch chỉ có vài tấm".

Góc quen ở Bưu điện

Sáng cuối năm, ở một góc Bưu điện Trung tâm Tp HCM, một sư thầy cặm cụi nắn nót dòng chúc năm mới trên tấm thiệp rực rỡ. Đã hơn 20 năm nay, thói quen gửi thiệp xuân, quà năm mới cho hai đệ tử người Việt bên Mỹ của sư thầy Thích Huệ Hoằng (chùa Pháp Hoa Tự, quận 5) vẫn thế. Vẫn một góc quen ở Bưu điện Trung tâm, thiệp đơn giản và quà cũng đơn giản: Chiếc vòng tay, tràng hạt thanh tịnh. Mỗi bọc quà, thầy đều cẩn thận kèm theo đó bài học đạo lý mà tự tay mình viết trên tờ giấy trắng học trò. Quà gửi đi nhiều, để đệ tử tặng cho người thân, bạn bè, coi như gửi chút Tết Việt đến người phương xa trên đất khách lạnh lẽo.

Ngày trước, mỗi độ xuân về, thầy thường tự làm những tấm thiệp, vẽ hoa mai, mâm ngũ quả, con giáp theo năm trên giấy tập. Thầy không thích mua những tấm thiệp in sẵn, dường như nó thiếu cái ấm áp tình người. Lại đề tặng mấy câu của Tôn Nữ Hỷ Khương: "Còn gặp nhau thì hãy cứ vui/ Chuyện đời như nước chảy hoa trôi/ Lợi danh như bóng mấy chìm nổi/ Chỉ có tình thương để lại đời". Thiệp làm xong, thầy lại lọc cọc chạy xe lên Bưu điện, lặng lẽ tìm góc quen gói ghém bưu phẩm.

Đệ tử bên kia nửa vòng trái đất, dịp cuối năm cũng gửi về cho thầy những tấm thiệp, lá thư chúc mừng năm mới. Tất cả, thầy cất giữ cẩn thận vào một góc. Qua mỗi mùa Tết, là thêm tấm thiệp, cánh thư. Thầy bảo, lật giở những dòng chúc Tết có khi đã ố vàng, phai màu, chợt thấy lòng mình xốn xang nhiều lắm. Lại nhớ những Tết xưa với bao nhiêu kỉ niệm ùa về. Cách đây lâu rồi, thầy ngồi viết thiệp xuân ở Bưu điện thì một ông khách đứng lại nhìn thầy rất lâu. Trên tay ông cũng là tấm thiệp mừng xuân chưa kịp gửi. Thấy vậy, thầy đứng dậy mỉm cười, chắp tay chào theo kiểu nhà Phật. Đến khi ông khách mở lời, thầy mới biết ông là người Nhật. Ú ớ múa tay múa chân một hồi chẳng ai hiểu ai, ông khách mới nhờ người phiên dịch. Hóa ra ông rất thích bộ áo nâu sồng thầy đang mặc. Thầy cười từ bi: "Nếu ông muốn, ông theo tôi về chùa, tôi sẽ tặng chiếc áo này". Được người phiên dịch thuật lại, vị du khách người Nhật trố mắt ngạc nhiên. Nhận chiếc áo từ tay thầy rồi, ông vẫn chưa hết xúc động. Tấm thiệp năm mới ghi bằng tiếng Nhật của vị khách nọ, bây giờ thầy vẫn còn lưu giữ, như một kỉ vật khó quên với người bạn quốc tế.

Dịp cuối năm, Bưu điện Trung tâm Tp HCM đông hơn thường ngày. Những vị khách đủ màu da, giọng nói ra vào tấp nập. Người đến gửi thiệp xuân, bưu phẩm, kẻ đến tham quan du lịch. Dạo còn đi học, mỗi lần đi ngang qua Bưu điện, tôi vẫn thường dừng lại rất lâu trước kiến trúc đậm chất Âu, Á cổ kính và hoa lệ này. Đó không chỉ là điểm du lịch tiêu biểu của thành phố mang tên Bác mà nơi đây dường như đã trở thành một không gian thiêng liêng kết nối muôn vạn tấm lòng thơm thảo của con người lại với nhau.

Hôm tôi ghé Bưu điện, cụ Dương Văn Ngộ - người viết thư thuê cuối cùng của Tp HCM mà Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục "Người viết thư thuê lâu năm nhất Việt Nam" - đang cặm cụi dịch những dòng chúc xuân sang tiếng Pháp cho chị Trần Diễm My (ngụ ở quận 3) chép lại vào thiệp. Lấy chồng người Pháp, chồng định cư và làm việc tại Việt Nam, thế nên dịp xuân nào chị My cũng gửi bưu thiếp và quà Tết cho gia đình nhà chồng ở Paris.

Chị My cho biết: "Năm nay, tôi gởi cho gia đình chồng bưu thiếp kèm mấy tấm ảnh của bé Sun vừa mới đầy tháng. Năm trước thì mình gửi cho gia đình ít thổ cẩm, áo bà ba. Ba mẹ chồng thích lắm. Mỗi lần gọi điện về ông bà lại bảo nhất định phải sắp xếp công việc để sang thăm gia đình con dâu, ghé chơi Việt Nam một chuyến". Trước đây, khi anh và chị mới quen nhau, mỗi dịp Tết chị thường gửi thư và những tấm thiệp xuân cho anh. Và năm nào cũng vậy, cụ Ngộ lại chuyển những dòng thư mộc mạc của chị đến người thương yêu.

Một góc Bưu điện Trung tâm Tp HCM ngày cuối năm.

Ngày giáp Tết, với cụ Ngộ là những cuộc hội ngộ bất ngờ. Như hôm nay cụ bất ngờ gặp lại người phụ nữ người Đức từng nhờ mình dạy tiếng Việt. "Thầy trò" gặp nhau mừng mừng tủi tủi. Nghe "trò" nói tiếng Việt đã sõi, cụ vui lắm: "Hồi trước có vài vị khách nước ngoài mua tấm thiệp mừng năm mới in hình chợ Bến Thành. Họ cứ nằng nặc kêu tui viết mấy câu tiếng Việt để khoe với bạn bè ở quê nhà. Họ nói ghi gì cũng được, miễn là tiếng Việt Nam. Mắc cười lắm. Có người muốn tự mình ghi tiếng Việt nên nhờ tui dạy. Người phụ nữ hôm nay gặp lại cũng là trong số đó. Còn có người làm thơ chúc Tết nhờ dịch sang tiếng Anh. Tui nhận lời giúp, dịch xong cũng muốn toát mồ hôi hột vì dịch thơ đâu có dễ".

Thiệp nào chở chút xuân xưa…

83 tuổi, gần 60 năm gắn bó với Bưu điện Trung tâm Sài Gòn, cụ Ngộ đã chứng kiến biết bao nhiêu thăng trầm, bao nhiêu cái Tết xoay đổi theo thời cuộc diễn ra nơi đây. "Hồi đó, dịp cuối năm là tui làm luôn tay, không có thời gian nghỉ. Có khi mồng Một, mồng Hai Tết tui vẫn phải đạp xe đi làm như ngày thường vì người ta tới nhờ dịch đông lắm. Nhân viên Bưu điện không có ngày nghỉ Tết, lại thêm tôi "trực chiến" 24/24. Mấy năm gần đây, khách đến Bưu điện ít đi. Vì vậy mà người đến nhờ dịch thư, thiệp Tết cũng thưa thớt. Ngày tui dịch chỉ có vài tấm".

Thói quen đến Bưu điện Trung tâm gửi thiệp chúc xuân, bưu phẩm ngày Tết cho người phương xa dường như đã trở thành một nét văn hóa của người dân Sài thành mối dịp Tết đến xuân về. Dù rằng theo sự đổi thay của thời cuộc, nét văn hóa đẹp đó đã ít nhiều phôi pha. Người ta gửi nhau cánh thư, tấm thiệp chỉ mang tính chất chiếu lệ. Sư thầy Thích Huệ Hoằng kể rằng, ngày ấy Bưu điện Trung tâm ngày cuối năm tấp nập, đông vui lắm. Người ta đến gửi thư, thiệp xuân, bưu phẩm chật kín lối đi. Thế nên nhiều khi để chóng xong việc, nhiều người tranh thủ tới sớm.

Dạo ấy, thấy thầy viết chữ đẹp, nhiều người cũng nhờ thầy viết giùm lời chúc trên thiệp. Dãy bàn để khách ngồi viết thư gần như không còn chỗ. Mọi người tranh thủ thời gian ngồi chờ để thăm hỏi tình hình sức khỏe, gia đình, gửi lời động viên nhau. Những câu chuyện cuối năm đem ra làm quà rộn vang không khí xuân. Tấm thiệp, cánh thư không chỉ nối kết người phương xa lại với nhau mà còn nối kết những con người xa lạ trong cuộc gặp gỡ tình cờ.

Ngày nay, khi người ta có email, facebook, điện thoại di động và các dịch vụ vận chuyển tiện ích khác thì Bưu điện không còn tấp nập khách đến giao dịch như trước đây. Dù ở bất kỳ nơi đâu, chỉ cần một cú nhấp chuột, thư từ, thiệp chúc đã đến tận tay người nhận. Tiện lợi vậy nên mấy ai đến Bưu điện để nắn nót những dòng chúc xuân. Nhưng cụ Ngộ bảo: "Những thứ đó vô hồn lắm. Con chữ, hình ảnh trên máy tính sao bằng con chữ, tấm thiệp do mình tự viết. Tình cảm của mình đều gửi gắm trong đó".

Cụ Ngộ kể, có người đàn ông, Tết năm nào cũng ra đây nhờ gửi thư, thiệp chúc cho con. Nhưng có một năm, ông ta không đến Bưu điện gửi thư như thường lệ. Tết năm sau, người đàn ông lại xuất hiện. Cụ Ngộ thắc mắc thì ông gãi đầu, giải thích: "Thấy Tết nào cháu cũng ra đây gửi thư vất vả quá nên thằng con lập cho cái email để gửi thư cho tiện. Nhưng gõ phím thấy đau hết cả mắt mà cái thư nhìn cứ kì kì, chẳng thấy "tình thương mến thương" tý nào. Vậy nên cháu lại viết thư tay, ra bưu điện gửi, lại thấy có không khí Tết nhất hơn".

Còn có bà mẹ lật đật ra Bưu điện gửi cho cô con gái bên Anh cái áo len bà tự làm. Chưa kịp vui vì con gọi điện về báo đã nhận được rồi thì bà rơm rớm nước mắt khi nghe giọng con gái cằn nhằn: "Bây giờ bên đây thiếu gì những thứ này mà mẹ gửi làm chi cho khổ. Vừa tốn kém, vừa rườm rà, mất công. Lần sau mẹ đừng gửi nữa".

Khách vào bưu điện những ngày này vẫn đông, nhưng đa phần là khách du lịch người nước ngoài. Họ đến để chụp ảnh và chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo nơi đây, thi thoảng có vài người mua tem sưu tập, mua quà lưu niệm hoặc tranh thủ điện thoại cố định đi quốc tế. Những người đến gửi thư, thiệp chúc xuân, bưu phẩm thưa thớt, lặng lẽ. Người ta lặng lẽ đến, lặng lẽ đi, người nào lo việc người ấy. Thời gian gấp gáp đẩy bước chân họ vội vã. Cánh thiệp xuân dường như phai màu đi theo năm tháng.

Ngoài kia, khi bóng nắng xiên khoai, xếp "đồ nghề" bỏ vào chiếc cặp da sờn cũ, cụ Ngộ chép miệng bảo rằng năm nay chắc mình nghỉ Tết sớm. Chẳng biết có phải sức khỏe cụ đã yếu hay tại vì những người xưa giờ vắng bóng? Chỉ biết sau gọng kính lão, đôi mắt cụ buồn bã trông vào dòng người đang rảo vội vàng trước cổng Bưu điện trong bóng chiều lang mang?


VNCA
.