Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201301/25533-tu-chat-ong-do-nghe-tu-chien-tran-den-thuong-truong-393111/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201301/25533-tu-chat-ong-do-nghe-tu-chien-tran-den-thuong-truong-393111/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Tư chất “ông đồ Nghệ” từ chiến trận đến thương trường - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 15/01/2013, 09:30 [GMT+7]
25533

Tư chất “ông đồ Nghệ” từ chiến trận đến thương trường

Từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, chỉ một câu thơ hay cũng trở thành thi sĩ, lưu danh muôn thuở và thi nhân là chính mình chẳng ai quên tên, vượt mặt. Còn như Đại tá, Anh hùng lao động Nguyễn Đăng Giáp chẳng ai dám coi thường, vì ông không chỉ có những thứ mà người khác khó có thể có được mà ông còn có cả tấm lòng nhân ái, một “ơn tri ngộ” đối với quê hương xứ Nghệ:

“Phục dựng đền Diên Cờ là đạo nghĩa với quê hương
Qua mấy trăm năm bảy sắc phong còn đó
Khát vọng con người vươn tầm nhờ tiên tổ
Vua chúa, quan trường bằng sao được lòng dân”.

Xem vậy, thi nhân hay doanh nhân chỉ khác nhau ở cách thức “đồng loại hóa” tình cảm của mình, chứ không phải là ở chỗ anh ta đã, đang và sẽ có gì.

Tôi đã đọc nhiều bài thơ của nhà thơ Mai Hồng Niên viết tặng Đại tá, Anh hùng lao động Nguyễn Đăng Giáp trong thời gian gần đây và cũng đã bị nhiều người đưa ra những câu hỏi cực “xoáy” rằng ông Mai Hồng Niên là nhà thơ hay doanh nhân, là nhà giàu chơi thơ hay nhà thơ làm kinh tế? Bây giờ tôi mới ngộ ra một điều thật đơn giản rằng: Người có tâm, đồng thời được ông trời phú cho khả năng làm thơ thì mới có thể trở thành nhà thơ. Người có tài thì có thể làm kinh tế và làm được nhiều điều. Con người không có tâm và không có tài thì chẳng bao giờ làm được việc gì cả. Điều này, tôi gặp ở nhà thơ Mai Hồng Niên và Đại tá, anh hùng, doanh nhân Nguyễn Đăng Giáp. Hai người trở thành bạn tri âm, tri kỷ. Một nhà thơ và một doanh nhân đã tạo nên những thi phẩm trong đó có bài thơ Tư chất “ông đồ” từ chiến trận đến thương trường.

Bài thơ Tư chất “ông đồ” từ chiến trận đến thương trường như một bài tổng kết trang đời và chặng đường “hành xử” của Đại tá, Anh hùng Nguyễn Đăng Giáp. Dù trong hoàn cảnh nào, chiến trận hay thương trường, ông đều thể hiện rõ phong cách và bản lính của “chí làm trai”. Cốt cách ấy được hun đúc và tạo dựng từ cội nguồn sâu xa bởi tư chất ông đồ Nghệ. Tư chất ấy các vùng miền khác không dễ gì có được. Bởi lẽ, nó được tạo nên và nuôi dưỡng từ vùng đất địa linh nhân kiệt và đậm chất văn hóa truyền thống nhân văn.

Niềm vui trên công trường.

Nhắc đến tư chất “ông đồ Nghệ” là bao gồm ba nhân vật hòa lại và tạo nên. Trong hoàn cảnh cụ thể nào đó, có thể nhân vật này vươn lên vai trò chủ thể, nhưng rồi vẫn có khoảnh khắc hay thời gian bất chợt, những nét của hai nhân vật kia lại xuất hiện, hòa đồng. Ba nhân vật ấy là: Một kẻ bình dân khốn chạc, một người chữ nghĩa văn chương và một chiến sĩ tiên phong cách mạng. Cả ba tư chất ấy đều có sẵn trong một con người xứ Nghệ theo suốt cả một quá trình từ trước đến nay. Ba nhân vật ấy ở thời đại nào cũng đậm đà dấu ấn! Khi thì hiển hiện ở một góc cá tính, khi thì sâu lắng ở một cử chỉ nghĩa tình, khi thì bền bỉ ở một suy nghĩ hành động, khi lại độc đáo đến ngỡ ngàng ở một nét phong cách hay hay: Đó là cái chất lý tưởng trong tâm hồn, sự trung kiên trong bản chất, sự khắc khổ trong sinh hoạt, sự cứng cỏi trong giao lưu. Ông quan hay nhà kho, kẻ giàu hay kẻ nghèo, người sinh hoạt bình thường hay người suốt đời hy sinh phấn đấu trên đất xứ Nghệ. Và tôi thấy tư chất ông đồ Nghệ ấy hiện lên ở con người Đại tá, Anh hùng, doanh nhân Nguyễn Đăng Giáp trong bài thơ của nhà thơ Mai Hồng Niên như một minh chứng.

Có thể nói, Mai Hồng Niên đã tìm được khá nhiều cung bậc, nhiều sắc thái để tô đậm nét vô danh, bình thường của người lính Nguyễn Đăng Giáp: “Màu áo lính xanh trong như câu hát/ “Khúc quân hành” đồng vọng “Tiến quân ca”. Nhưng nét vô danh, bình thường này được nhấn đi nhấn lại nhiều lần thì quả không phải là sự vô tình: nó như báo trước một thầm thì gì nữa, một xác nhận về đặc điểm thế hệ, hơn nữa, một thứ “tuyên ngôn”. Cội nguồn sức mạnh, gốc rễ anh hùng của người lính, doanh nhân Nguyễn Đăng Giáp trong bài thơ là sự tích tụ, kết đọng ở “trái tim” gan góc, kiên cường, chứa chan tình yêu quê hương đất nước. Ẩn sau ý nghĩa câu thơ “Vẫn thanh thản, để yên bình nuôi chí lớn “làm trai” là chân lý của thời đại: sức mạnh quyết định, chiến thắng không phải là vũ khí, công cụ mà là con người giàu ý chí, anh hùng, lạc quan, quyết thắng.

Và như vậy, nhân vật trữ tình trong bài thơ có ý thức, rất ý thức, càng ngày càng ý thức, nhất là trên vấn đề nóng bỏng trước mắt: trách nhiệm trước dân tộc và lịch sử, thái độ trước cuộc đụng đầu quyết liệt sống mái với kẻ thù, chỗ đứng và lối sống của mình:

“Tám anh em cùng hành quân để lại bố mẹ già
Làng Đông Chữ nhuốm lời thề non nước
Thời bình lửa chưa nghĩ mất còn thua được
Vì độc lập tự do cho biển biếc non xanh”.

Tư chất ông đồ Nghệ ở đây chính là sự tự khẳng định mạnh mẽ của một thế hệ đồng thời cống hiến cho Tổ quốc toàn bộ khát vọng, nhiệt tình, ý thức cho đến cả chính xương máu của mình:

“Chí làm trai “ông đồ Nghệ” sinh thành
“Con cá gỗ” xông pha vượt đèo cao vực thẳm
Chẳng toan tính lựa chiều bao mùa mưa, tháng nắng
Bão đạn, mưa bom không nghẹn lối con đường”.

Thời gian như một lưỡi dao sắc lẹm, đẽo gọt thân xác người ta. Ai cũng vậy, nhưng chẳng thể nào cưỡng lại được. Vậy xem ra làm kiếp người đã khổ. Với con người có Tâm, đau đáu một lòng vì đất nước nỗi khổ ấy còn tăng lên gấp bội lần. Một khi vướng vào nghiệp chướng chẳng mấy ai ở đời có thể thoát ra khỏi cái “vòng kim cô” ấy, thậm chí ngày càng lún sâu hơn, bởi duyên nợ kiếp trần ai đặng đâu dễ trả, mà thời gian cứ thi nhau gặm nhấm, mài mòn cả tâm hồn cùng thể xác con người, dù cho ai đó có “nhặt” đến hết đời trọn kiếp cũng chẳng thể nào quên được:

“Vẫn cứ một lòng “Chín nhớ mười thương”
Thấm đẫm lời hát ru của bà, của mẹ”.

Nhà thơ Mai Hồng Niên không ít hơn một lần đi tìm lời đáp cho câu hỏi: “Vua chúa, quan trường bằng sao được lòng dân?”. Dẫu biết rằng mình không phải là người đầu tiên và chắc chắn cũng chưa phải là người cuối cùng đi tìm câu hỏi đó. Nhưng ông vẫn cứ đi tìm và tìm thấy ở con người Anh hùng Đại tá Nguyễn Đăng Giáp: “Quan hay lính vẫn “ông đồ xứ Nghệ”/ Hiếu nghĩa ân tình vang vọng với non sông”. Chỉ có những người mang nặng nỗi đau đời mới đi tìm những điều ấy. Trong cuộc mưu sinh đầy mưa nguồn, nắng lửa, bao trớ trêu được mất như canh bạc cuộc đời, không ít người đã, đang và sẽ lao như con thiêu thân vào các cạm bẫy người với những cuộc lừa đảo ngoạn mục, những vụ chộp giật trắng trợn trên các sàn chứng khoán, bất động sản, vàng và ngoại tệ hay buôn lậu ma túy, tham nhũng, bòn rút những đồng tiền của người nghèo thì vẫn còn có anh hùng lặng lẽ tạo dựng cho quê hương một tâm thế, một tư chất “ông đồ Nghệ”: “Đất nước quê hương? Tâm thế MỘT ANH HÙNG”.

Câu cuối của bài thơ rất gợi, tạo cho người đọc nhiều phán đoán, suy tư về cái điều mà ai cũng hiểu nhưng lại chẳng dễ nói ra. Làm nổi bật lên và tỏa sáng vẻ đẹp của hình tượng nhân vật trong bài thơ. Kín đáo, không bộc trực vốn là một trong những phẩm chất của người Á Đông. Phẩm chất ấy được thể hiện khá rõ trong các thể thơ truyền thống, một thể thơ thuần Việt. Mai Hồng Niên đã thể hiện khá thành công phẩm chất ấy trong thi phẩm của mình.

Cũng cần phải nói một cách dứt khoát rằng thơ hay có năm bảy đường: hay ở từ, ở câu, hay ở giọng điệu, ngôn ngữ biểu đạt, hay ở cảm xúc chân thật, cách tạo tứ mạnh bạo, mạch liên tưởng đa dạng, phong phú, hay ở sự dân dã trong cách cảm, cách nghĩ và hay ở khả năng suy tưởng cao diệu,…

Trong các nhận diện đó về thơ hay, thì thơ Mai Hồng Niên hay ở cảm xúc, cách cảm, cách nghĩ, giọng điệu, ngôn ngữ biểu đạt và mạch liên tưởng đa dạng, phong phú. Có người làm thơ cả hàng chục năm cũng chưa chắc đã có được một bài nào hay. Còn số người làm thơ hay theo đủ các tiêu chí trên từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây chắc cũng không nhiều lắm. Nên khi ai đó trót nặng nợ với nàng thơ mà tạo ra được một câu, trong một câu có một chữ “đắc địa” cũng đã quý lắm rồi. Bạn đọc yêu quý thơ Mai Hồng Niên  cũng chính là ở chỗ “đắc địa” ấy.

Tư chất “ông đồ” từ chiến trận đến thương trường

Tặng Đại tá Anh hùng Nguyễn Đăng Giáp

Con trâu trước nhà lấm láp bụi thời gian
Con cá nổi chìm bão giông tràn ngọn sóng
Thế ngựa tung bờm vượt qua bao biển động
Vẫn thanh thản để yên bình nuôi chí lớn “làm trai”.
Đường làng dọc ngang níu vạt nắng sương mai
Lưu giữ một thời xông pha trận mạc
Màu áo lính xanh trong như câu hát
“Khúc quân hành” đồng vọng “Tiến quân ca”.
Tám anh em cùng hành quân để lại bố mẹ già
Làng Đông Chữ nhuốm lời thề non nước
Thời binh lửa chưa nghĩ mất còn thua được
Vì độc lập tự do cho biển biếc non xanh.
Chí làm trai “ông đồ Nghệ” sinh thành
“Con cá gỗ” xông pha vượt đèo cao vực thẳm
Chẳng toan tính lựa chiều bao mùa mưa, tháng nắng
Bão đạn, mưa bom không nghẹn lối con đường.
Vẫn cứ một lòng “Chín nhớ mười thương”
Thấm đẫm lời hát ru của bà, của mẹ
Bao nỗi thăng trầm qua mưa nguồn chớp bể
Đời lính, nghề quan lắm cảnh bất ngờ.
Thấu đáo nhân tình như trang văn câu thơ
Nguyên khí của “hiền tài” đang mơ và tưởng tượng
Hết thời binh đao lại vào mùa gió chướng
Chí làm trai nghiêng ngả giữa thương trường.
Phục dựng đền Diên Cờ là đạo nghĩa với quê hương
Qua mấy trăm năm bảy sắc phong còn đó
Khát vọng con người vươn tầm nhờ tiên tổ
Vua chúa, quan trường bằng sao được lòng dân.
Đời người là phù du xao xác giữa phong trần
“Uy Viễn Tướng Công” chí làm trai là thế
Quan hay lính vẫn “Ông Đồ xứ Nghệ”
Hiếu nghĩa ân tình vang vọng với non sông.
Đất nước quê hương
Tâm thế MỘT ANH HÙNG…!

Nghi Trường, 27/10/2012

Hà Nội, 6/12/2012

Mai Hồng Niên

 


ANTG
.