Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201301/25412-mot-so-van-de-bao-ve-chu-quyen-cua-viet-nam-tren-bien-dong-393209/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201301/25412-mot-so-van-de-bao-ve-chu-quyen-cua-viet-nam-tren-bien-dong-393209/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Một số vấn đề bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Tư, 09/01/2013, 08:32 [GMT+7]
25412

Một số vấn đề bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông

Kỳ 2: Chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông đã và đang bị xâm phạm nghiêm trọng
 
Trước hết hãy hệ thống sự kiện theo thời gian:
- 1956, Trung Quốc đánh chiếm một số đảo phía Đông quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (do Việt Nam Cộng hoà quản lý).
- 1958, Trung Quốc lại đánh Hoàng Sa nhưng bị quân đội Việt Nam Cộng hoà phản công, ngăn chặn.
 
-Tháng 1/1974, Trung Quốc huy động lớn lực lượng hải quân đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa (do Việt Nam Cộng hoà quản lý).
-Tháng 3/1988, Trung Quốc dùng lực lượng hải quân đánh chiếm 7 đảo chìm và bãi đá ngầm tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam (hơn 70 chiến sĩ Việt Nam hy sinh).
 
- Cuối 1989, Trung Quốc lại chiếm thêm một đảo thuộc Trường Sa của Việt Nam.
- 25/2/1992, Trung Quốc thông qua Đạo luật về lãnh hải xác định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
 
- Tháng 5/1992, Trung Quốc cho phép Công ty Crestone của Mỹ thăm dò dầu khí phía Tây Trường Sa, ngay bên cạnh mỏ dầu Đại Hùng, nằm trên thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam 250km, cách cực Nam đảo Hải Nam hơn 800 km.
 
- 1994, Trung Quốc dành chủ quyền tại mỏ dầu Thanh Long trên thềm lục địa Việt Nam và gây sức ép buộc Công ty Mobil huỷ bỏ hợp đồng thăm dò, khai thác với Việt Nam tại vùng này (nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam).
 
- 15/5/1996, Trung Quốc ra tuyên bố về đường cơ sở phần lãnh hải tiếp giáp với lục địa Trung Quốc và đường cơ sở tiếp giáp với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (Trung Quốc gọi là Tây Sa) vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
 
- 9/1/2005, tàu Trung Quốc bắn tàu đánh cá và giết 9 ngư dân, làm bị thương nhiều người (ngư dân Thanh Hoá) tại vĩ độ 18016 Bắc, kinh độ 197006 Đông, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và bắt người kéo tàu cá của ngư dân Việt Nam về đảo Hải Nam.
 
Đường lưỡi bò 9 đoạn đứt khúc của Trung Quốc trên biển Đông
bị quốc tế bãi bỏ vì sự phi lý và vô căn cứ
 
- 7/2006, Trung Quốc tuyên bố “Bản đồ chuẩn” trên mạng bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
- 4/2007, Trung Quốc bắt giữ 4 tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (gần Hoàng Sa).
 
- 10/4/2007, Trung Quốc cảnh báo Việt Nam về việc ký kết với tập đoàn BP của Anh và Conoco Philips của Mỹ xây dựng đường ống dẫn khí trên vùng biển cách Vũng Tàu 370 km. Hai tháng sau (6/2007), BP tuyên bố dừng dự án.
 
- 9/7/2007, tàu hải quân Trung Quốc nã súng vào một tàu đánh cá của Việt Nam trên vùng biển Trường Sa, làm 1 người chết và nhiều người bị thương.
- 10/8/2007, Báo “China Daly” đưa tin Trung Quốc tổ chức tua du lịch đến Hoàng Sa.
 
- 22/12/2007, Quốc vụ viện Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa (cấp huyện) bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
- 8/11/2009, chính quyền tỉnh Hải Nam thành lập Ủy ban thôn đảo Vĩnh Hưng và Triệu Thuật, tức là đảo Phú Lâm và đảo Cây thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
 
- 26/9/2009, Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc (UB Thường vụ Quốc hội) thông qua Luật bảo vệ hải đảo. Theo luật này ,Trung Quốc bao chiếm 2.900 đảo có diện tích trên 500m2 và hơn 10.000 đảo nhỏ hơn trên Biển Đông, cả Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
 
- 7/5/2009, Trung Quốc chính thức yêu cầu lưu truyền trong các nước thành viên Liên Hợp quốc bản đồ thể hiện chủ quyền của Trung Quốc trong đường lưỡi bò (còn gọi là đường chữ U) đứt khúc 9 đoạn trên Biển Đông. Trung Quốc chính thức đưa ra yêu sách chủ quyền đối với toàn bộ các đảo bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, toàn bộ vùng biển trong đường lưỡi bò với diện tích khoảng 2,8 triệu km2 chiếm 80% diện tích Biển Đông (khoảng 3,5 triệu km2).
 
Đường lưỡi bò 9 đoạn đứt khúc mà Trung Quốc yêu sách chạy gần bờ biển các nước: Cách bờ biển Việt Nam khoảng 50 - 100km (Trường Sa cách bờ biển Việt Nam khoảng trên 200 hải lý), cách đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) khoảng 70 hải lý, cách Cam Ranh khoảng 45 hải lý, chạy sát cách đảo Tăng Mẫu (Borneo) của Malaysia 25 hải lý, cách đảo Natuna của Indonexia khoảng 30 hải lý và cách đảo Palawa của Philippin 25 hải lý.
 
- Tháng 5, tháng 6/2010, Trung Quốc tổ chức khoan thăm dò (chuẩn bị khai thác) dầu khí ở lô 141 và 142 phía Tây Hoàng Sa, nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.
 
- Năm 2011, Trung Quốc gây ra một số vụ việc xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông: 1. Ngày 26/5/2011, ba tàu Hải Giám số 72, 17 và 84 cắt cáp thăm dò địa chấn của tàu Bình Minh 2 thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (cách mũi Đại Lãnh 130 hải lý).
 
- Năm 2012, Trung Quốc tiếp tục có những hành động xâm phạm thô bạo chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông: 1. Ngày 21/6/2012, Trung Quốc thành lập Thành phố Tam Sa bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam (quyết định từ 2007 bị Việt Nam và các nước phản đối nên Trung Quốc chối bỏ là không có việc thành lập thành phố Tam Sa);
 
2. Ngày 23/6/2012, Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc mời thầu quốc tế 9 lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Nơi Trung Quốc mời thầu quốc tế thuộc bể trầm tích Phú Khánh và một phần bể trầm tích Nam Côn Sơn, và chồng lên các lô từ 128 đến 132 và từ 145 đến 156 mà Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đang triển khai các hợp đồng thăm dò, khai thác với các tập đoàn dầu khí của Nga (các lô 129 - 132), Ấn Độ (lô 128), Mỹ (lô 156 - 159).
 
- Ngày 23/11/2012, Trung Quốc xuất bản bản đồ “Tam Sa” bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
- Ngày 27/11/2012, tỉnh Hải Nam thông qua bản sửa đổi “Điều lệ quản lý trị an biên phòng ven biển tỉnh Hải Nam” đưa 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa vào phạm vi áp dụng. Sáng sớm 30/11/2012, hai tàu đánh cá Trung Quốc mang số hiệu 16025 và 16028 cố tình cản trở và gây đứt cáp thăm dò địa chấn của tàu Bình Minh 02 của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, cách đảo Cồn Cỏ chỉ khoảng 43 hải lý.
 
Trên đây chỉ là những sự kiện nóng nổi cộm ví như những hòn đảo nổi trên “đại dương” âm mưu và tham vọng bành trướng không giới hạn của những người cầm quyền Trung Quốc.
 
Về mặt triết học, những sự kiện nêu trên là các hiện tượng và những hiện tượng này phản ánh các mối liên hệ mang tính bản chất sau đây:
 
Một là, tất cả những hành động của Trung Quốc (nêu trên) đã vi phạm thô bạo, trắng trợn: Hiến chương Liên Hợp quốc, Năm nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình; Công ước của Liên Hợp quốc về luật Biển năm 1982, tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Nam Trung Hoa (DOC) 2002 và những nguyên tắc được công nhận rộng rãi khác của luật pháp quốc tế mà Trung Quốc đã cam kết và ký kết.
 
Hai là, không phải Mỹ, Nhật Bản hay các cường quốc trong EU, mà quốc gia duy nhất có dã tâm, có sức mạnh, đã, đang và sẽ tiếp tục có các hoạt động xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, tranh cướp không gian sinh tồn của dân tộc Việt Nam là Trung Quốc.
 
Ba là, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam trên Biển Đông đã, đang bị xâm phạm hết sức nghiêm trọng. Đây là vấn đề nghiêm trọng nhất đối với an ninh quốc gia Việt Nam hiện nay.
(Còn nữa)

Lê Văn Cương
.