Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201210/23825-chua-phuc-khanh-dinh-tam-lang-nay-con-dau-394503/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201210/23825-chua-phuc-khanh-dinh-tam-lang-nay-con-dau-394503/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Chùa Phúc Khánh - đình Tam Lang nay còn đâu...? - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 30/10/2012, 10:00 [GMT+7]
23825

Chùa Phúc Khánh - đình Tam Lang nay còn đâu...?

Thôn Xuân Nghĩa ngày nay là một trong 8 xóm của làng Phú Nghĩa, xã Canh Hoạch, tổng Phù Lưu, huyện Thiên Lộc ngày xưa. Do chiến tranh tàn phá, năm tháng bào mòn, chùa Phúc Khánh - đình Tam Lang nay đã không còn, dấu tích còn lại của ngôi chùa - đình cổ hơn 700 năm nay chỉ còn là bãi đất trống.
 
Lịch sử hơn 700 năm…

Theo những gì ghi lại, chùa Phúc Khánh - đình Tam Lang được xây dựng cùng thời với chùa Xuân Đài (tức thế kỉ thứ XIII) đến nay đã hơn 700 năm, nằm trên vị trí sát tỉnh lộ 9 nối liền với TP Hà Tĩnh ngày nay.

Sự bài trí có 2 làn tắc môn, một hồ nước trong sạch quanh năm, 1 bộ cửa tam quan gồm 5 cửa (giữa 3 cửa và tả, hữu 2 cửa) được trang trí lộng lẫy uy nghi, có nghê chầu, voi, ngựa, thần hộ pháp. Từ tỉnh lộ 9 cạnh cầu Chùa đi về phía Bắc 20m là cổng ngụ lâu 3 tầng có đường nét hoa văn rất đẹp, tiếp vào sân làm lễ phía tay phải của chùa - đình là Điện Mậu, Miệu bà Chùa, nhà chùa.
 
Phía trước đó là mộ Sư Nữ trụ trì Thích Diệu Thanh Phương (triều Nguyễn) có bàn thờ bằng đá thanh (giống Thiên đài ngày nay), cạnh đó là một cây gỗ lớn nhất vùng. Phía trái là thập bát và Điện Quán Thánh Đế Quân, phía sau đó là hồ nước trong sạch để rửa đồ lễ nằm trên lạch nước mùa hè cũng không cạn, cạnh gò đất 2 thửa là mộ Sư trụ trì Thích Đức Thiện - Gia Long đệ tứ (1806). Điện chùa được thờ dọc, trước chùa có am lớn, phía phải treo quả chuông nặng 200kg.

Chùa - đình được thiết kế bao gồm thượng điện có 3 gian gỗ lim được chạm trổ tinh xảo, nay vẫn còn nhưng đã chuyển cho dòng họ Phan thôn Xuân Đông làm nhà thờ. Trung điện là tháp cung Đồng 3 tầng, hai bên tả vu, hữu vu có đắp voi, ngựa. Hạ điện có 5 gian gỗ lim chạm trổ đẹp, do ngày đó người dân lấy gỗ làm trường học, nay không còn dấu tích. Chùa - đình có rất nhiều đạo sắc nhưng nay chỉ còn 3 đạo sắc được lưu giữ ở chùa Xuân Đài.

Dấu tích xưa nay còn đâu

Khi chúng tôi có mặt tại nơi dấu tích ngôi đình xưa, giờ đây chỉ còn một gò đất trống cao hơn những mảnh đất xung  quanh. Cụ Trần Văn Kha năm nay đã ngoài 80 tuổi, cho chúng tôi xem lại những đạo sắc, những bản ghi chép bằng giấy dó thời xưa về ngôi đình chùa cổ.
 
Cụ Kha chỉ cho chúng tôi xem nơi đình xây dựng trước đây
 
Cụ Kha nói thêm, ngôi đình này ngày xưa rất linh thiêng, thờ các vị Thành hoàng làng và là một quần thể bao gồm đình chùa rộng lớn, cây cối xanh tốt quanh năm. Hàng năm, cứ đến ngày giỗ Thành hoàng làng cũng như những ngày đại lễ Phật đản, nhân dân khắp vùng tập trung về hành lễ rất đông, linh thiêng lắm các chú ạ!

Ông Phạm Ngọc Lâm, một cựu chiến binh cho biết thêm, nơi đây khi chiến tranh chống Pháp, Mỹ là nơi trú ngụ của quân và dân kháng chiến. Tôi lúc đó còn đi học, theo cha mẹ vào đây tạm lánh vì xung quanh giặc đánh bom tàn phá ác liệt. Sau hơn 20 năm, tham gia các chiến trường trở về địa phương, tôi thấy dấu tích xưa nay đã không còn nữa, cũng buồn lắm, mong sao khôi phục được như xưa.

Đưa những vấn đề mà người dân nơi đây mong muốn, trao đổi với ông Phan Đình Cương - Chủ tịch UBND xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh). Ông Cương cho hay, việc khôi phục lại ngôi đình - chùa cổ cũng như nét văn hóa tâm linh thì chính quyền địa phương hết sức tạo điều kiện, nhưng khó ở chỗ là hiện nay kinh tế xã nhà còn gặp nhiều khó khăn nên việc tôn tạo lại chính quyền sẽ xem xét và trình lên cấp cao hơn nhằm giải quyết cho người dân.

Chúng tôi tin rằng một ngày không xa khi về lại thôn Xuân Nghĩa, xã Thạch Bằng, ngôi chùa Phúc Khánh - đình Tam Lang sẽ được phục dựng lại. Với sự quan tâm của chính quyền cũng như các nhà hảo tâm cùng đông đảo phật tử đóng góp công sức, kinh phí thì quần thể chùa - đình Phúc Khánh - Tam Lang sớm hoàn thành.

Lê Nga - Bảo Ân
.