Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201209/23068-cung-vuot-qua-cau-cu-nhan-su-pham-di-ve-dau-395132/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201209/23068-cung-vuot-qua-cau-cu-nhan-su-pham-di-ve-dau-395132/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
“Cung vượt quá cầu”, cử nhân sư phạm đi về đâu? - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Sáu, 21/09/2012, 08:05 [GMT+7]
23068

“Cung vượt quá cầu”, cử nhân sư phạm đi về đâu?

Những năm qua, do tỷ lệ sinh tự nhiên giảm nên số lượng học sinh cũng giảm theo, dẫn đến thừa trường, thừa lớp và thừa giáo viên. Buộc một số trường học không đủ số lượng học sinh sát nhập lại với nhau.
 
Vì vậy, việc tuyển công chức giáo viên hàng năm rất hạn chế, thậm chí có tỉnh vài năm liền không tuyển giáo viên nào. Tuy nhiên, hàng năm Khoa sư phạm ở các trường đại học, cao đẳng, trung học vẫn cho “ra lò” hàng ngàn thầy giáo, cô giáo mới.
 
Có một điều dễ thấy là đa số cử nhân sư phạm chủ yếu xuất thân từ những gia đình nghèo ở các vùng nông thôn; ngoài mong ước được đứng trên bục giảng thì điều quan trọng được phần đông các cử nhân này chọn môi trường sư phạm là vì được Nhà nước “ưu đãi” không phải nộp tiền học phí trong quá trình học. Dù vậy, hầu hết sinh viên sư phạm đều phải vay tiền từ Ngân hàng Chính sách xã hội để duy trì việc học tập của mình.
 
Theo ông Trần Trung Dũng, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh thì hiện nay Hà Tĩnh đang dư thừa gần 800 giáo viên ở cả ba cấp học. Còn ở Nghệ An cũng đang dôi dư trên 3.200 giáo viên…
 
Như vậy, những năm tới chắc chắn việc tuyển công chức giáo viên ở Hà Tĩnh và Nghệ An nếu có thì cũng rất hạn chế. Đặc biệt, số lượng giáo viên dôi dư nhiều nhất là ở bậc THCS và tiểu học, bởi vì ở hai cấp học này việc tuyển dụng giáo viên thuộc thẩm quyền của các huyện.
 
Chỉ tiêu tuyển dụng công chức giáo viên ngày càng ít, phần đông cử nhân sư phạm ra trường không có việc làm nên đành gác lại giấc mộng “gõ đầu trẻ” rồi xoay ra làm tất cả mọi nghề để kiếm sống.
 
Bạn Cao Thị Ch, tốt nghiệp Đại học sư phạm, quê ở Diễn Châu có bố là thương binh kể: Để được đứng lớp, em phải chấp nhận xa nhà và mất khoản tiền “chi phí” 40 triệu đồng vào miền Nam dạy học. Đi xa, nhưng em vẫn còn may mắn hơn nhiều bạn cùng lớp. Phan Thị B cũng tốt nghiệp Đại học sư phạm, hiện đang dạy hợp đồng “thời vụ” cho một trường THCS ở Nghệ An cho biết: Chán lắm anh à, lương thấp, không có bảo hiểm và nhiều chế độ khác nữa… khi cần thì trường họ thuê mình dạy, hết nhu cầu thì chấm dứt hợp đồng.
 
Hiện nay, tại các khu công nghiệp, nhà hàng, khách sạn, quán café… không thiếu bóng dáng cử nhân sư phạm đang lao động vất vả như những người tốt nghiệp hệ phổ thông. Và chỉ một vài năm sau, lượng kiến thức đã từng học không được tiếp tục “mài dũa” nên tấm bằng cử nhân sư phạm có cũng như không.
 
Một số ít cử nhân sư phạm ra trường không xin được việc làm nhưng vẫn còn yêu nghề nên chọn con đường học tiếp lên Cao học, với “hy vọng” sau khi có tấm bằng thạc sỹ sẽ dễ dàng hơn khi tuyển dụng công chức.
 
Để tạo điều kiện cho sinh viên ra trường có thêm cơ hội tìm kiếm việc làm, đồng thời “duy trì” sự sống còn của nhà trường, một số trường sư phạm đã “nới điểm” để sinh viên ra trường được tốt nghiệp loại giỏi. Đặc biệt là các ngành Khoa học xã hội, sinh viên tốt nghiệp loại giỏi ngày càng nhiều.
 
Bạn Nguyễn Lương B, vừa tốt nghiệp một trường Đại học sư phạm ở miền Trung cho biết, lớp em 50 sinh viên ra trường mà có tới 22 người tốt nghiệp loại giỏi. Chính vì sinh viên giỏi đang lấn át sinh viên khá nên mới đây thành phố Đà Nẵng thông báo tuyển dụng công chức năm 2012, điều kiện để nộp hồ sơ là phải tốt nghiệp loại giỏi.
 
Chiến lược xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện cho mọi người có môi trường học tập suốt đời là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên, việc đào tạo đại trà, không đáp ứng nhu cầu xã hội như một số ngành đang diễn ra hiện nay, đã gây nên một sự lãng phí rất lớn. Vì vậy, ngay từ khi còn học phổ thông, gia đình, nhà trường cần có sự định hướng rõ ràng cho từng đối tượng học sinh để chọn ngành, chọn nghề phù hợp với khả năng, tránh sự lãng phí thời gian, công sức, tiền của cho người học.

Trần Đức Thắng
.