Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201204/19506-chuong-trinh-danh-gia-hoc-sinh-theo-chuan-quoc-te-397958/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201204/19506-chuong-trinh-danh-gia-hoc-sinh-theo-chuan-quoc-te-397958/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Chương trình đánh giá học sinh theo chuẩn quốc tế - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 12/04/2012, 16:30 [GMT+7]
19506

Chương trình đánh giá học sinh theo chuẩn quốc tế

Chương trình đánh giá học sinh theo chuẩn quốc tế (PISA) do Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) khởi xướng và chỉ đạo. Đây là chương trình nghiên cứu so sánh, đánh giá chất lượng giáo dục lớn nhất từ trước đến nay, đến năm 2012, đã có hơn 70 quốc gia tham gia. Chương trình được tổ chức định kỳ 3 năm một lần và năm nay là năm đầu tiên Việt Nam tham gia.

Có thể nhận thấy, việc tham gia chương trình đánh giá học sinh theo chuẩn quốc tế của giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay có rất nhiều ý nghĩa, mang lại những lợi ích thiết thực, trước mắt và lâu dài.
 
Trước hết, có thể xem đây là một bước tiến quan trọng, tích cực của giáo dục nước nhà trong quá trình từng bước hội nhập quốc tế. Những dữ liệu thu thập được có độ tin cậy cao từ kết quả của chương trình đánh giá sẽ là những cơ sở xác đáng để so sánh “mặt bằng” giáo dục nước ta và giáo dục quốc tế. Từ đó, nhận biết được chính xác những điểm yếu trong nội tại của ngành giáo dục từ nội dung, chương trình sách giáo khoa đến phương pháp dạy và học.
 
Dựa trên kết quả của chương trình đánh giá, tổ chức OECD sẽ đưa ra các phân tích và đánh giá về chính sách giáo dục quốc gia, đồng thời, đề xuất những thay đổi cần thiết đối với quốc gia đó. Kết quả của kỳ thi PISA sẽ góp phần định hướng những bước đi thích hợp trong quá trình đổi mới phương pháp dạy - học, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá. Đây có thể xem là những tiền đề quan trọng góp phần tích cực cho lộ trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.
 
Đối với mỗi cơ sở giáo dục đại diện cho tỉnh, thành phố tham gia chương trình PISA, đây chính là cơ hội để kiểm định chất lượng giáo dục toàn diện học sinh của đơn vị mình. Còn với mỗi học sinh được trực tiếp tham gia làm các bài thi PISA thì đây chính là dịp để các em có điều kiện mở rộng hiểu biết của mình về thế giới xung quanh, làm quen dần với các tình huống thực tiễn đặt ra.
 
Đặc biệt, qua việc trả lời các câu hỏi trong bài thi PISA, mỗi học sinh sẽ có cơ hội để rèn luyện khả năng tư duy độc lập cũng như vận dụng các kiến thức đã học vào việc giải quyết các vấn đề thực tiễn, từ đó góp phần giúp các em tự điều chỉnh cách học tập của mình sao cho có hiệu quả hơn.
 
Do đây là lần đầu tiên tham gia một kỳ thi mang tính quốc tế với đối tượng học sinh tham gia đa dạng về trình độ, lại phải tuân thủ nghiêm ngặt những yêu cầu về mặt kỹ thuật tổ chức nên các cơ sở giáo dục tham gia chương trình PISA không tránh khỏi những khó khăn, bỡ ngỡ. Giáo viên và học sinh ở các trường học chưa có nhiều điều kiện để tiếp cận, cập nhật được đầy đủ các thông tin về PISA.
 
Bên cạnh đó, các tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt về chương trình PISA hiện có rất ít, chủ yếu bằng tiếng nước ngoài nên việc tìm hiểu các thông tin liên quan còn rất hạn chế. Các câu hỏi trong bài thi PISA thường gắn liền với các tình huống thực tiễn, đòi hỏi khá cao khả năng phán đoán, phân tích, suy luận của học sinh.
 
Trong khi đó, phương pháp dạy - học và cách đánh giá của giáo dục nước ta bấy lâu nay còn bộc lộ không ít bất cập, chưa phát huy hết được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Đây có thể xem là một “lực cản” không nhỏ, nếu không chuẩn bị kỹ cho học sinh làm quen với kiểu tư duy của các dạng đề thi PISA, chắc hẳn các em sẽ gặp không ít vướng mắc trong quá trình làm bài thi.
 
Khác với kỳ thi Olympic quốc tế, là kỳ thi giữa những học sinh giỏi nhất của một số môn học, PISA là chương trình đánh giá học sinh ở độ tuổi 15, đối tượng tham gia là những học sinh bình thường, đa dạng về trình độ, năng lực, đang học các chương trình giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên hoặc dạy nghề.
 
Những học sinh có học lực yếu, kém cũng có thể rơi vào mẫu khảo sát ngẫu nhiên của PISA. Với những học sinh này, nếu không được chuẩn bị kỹ lưỡng về kỹ năng và thái độ làm bài, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả đánh giá chung.

Mặc dù gặp phải không ít khó khăn nhưng với những lợi ích trước mắt và lâu dài từ việc tham gia PISA, các cơ sở giáo dục tham gia chương trình đánh giá lần này cần chuẩn bị tốt về mọi mặt để kỳ đánh giá diễn ra thành công. Đặc biệt, cần chú trọng khâu phổ biến kỹ năng làm bài thi và chuẩn bị tốt tâm thế cho những học sinh trực tiếp tham gia dự thi.
 
Một mặt, không nên chạy theo “bệnh thành tích”, quá lo lắng về kết quả của kỳ thi, gây căng thẳng, tạo áp lực tâm lý cho học sinh. Điều này sẽ tác động tiêu cực tới tinh thần, thái độ làm bài của học sinh. Mặt khác, cũng cần tránh để xảy ra tình trạng học sinh xem nhẹ, thờ ơ với kỳ thi này dẫn đến việc làm bài thiếu tập trung, không nỗ lực hết khả năng của mình.
 
Và như vậy, nếu không chuẩn bị tốt về mặt tâm thế cho học sinh, kết quả của kỳ đánh giá có thể bị sai lệch, không phản ánh đúng thực chất về thực trạng chất lượng giáo dục phổ thông hiện nay.
 

Bùi Minh Tuấn
.